Time frame là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư xem được giá của các loại tài sản theo các khung giờ để đưa ra các chiến lược giao dịch phù hợp.
Đối với những swing trader hay scalping trader họ thường dùng các khung giờ như: m1, m5, m15, h1, h3, h4, h12,… để thực hiện các lệnh giao dịch của họ.
Còn đối với các long term investor họ có xu hướng sử dụng các time frame cao hơn như: 1 week, 1 month, 3 months,…
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về time frame và các ý nghĩa liên quan giúp bạn có thể hiểu rõ được bản chất của time frame là gì trong quá trình đầu tư hoặc trade.
Nội dung chính
Time frame là gì?
Time frame hay còn được gọi là khung thời gian, đây là một khái niệm thường gặp trên thị trường tài chính nó được dùng để định nghĩa khoảng thời gian và mức biến động về giá trị của một loại tài sản.
Time frame là một yếu tố quan trọng trong việc xác định khoảng thời gian mà bạn quyết định mở hoặc đóng lệnh giao dịch, cũng như trong việc phân tích biểu đồ và đưa ra quyết định giao dịch.
Time frame có thể được xác định bằng cách chọn một khoảng thời gian cố định, chẳng hạn như 1 phút, 5 phút, 1 giờ, 1 ngày, 1 tuần hoặc thậm chí là 1 tháng. Mỗi time frame sẽ hiển thị biểu diễn giá của tài sản trong khoảng thời gian đó trên biểu đồ.
Ví dụ, nếu bạn chọn khung thời gian time frame là 15 phút, mỗi nến (hoặc thanh giá) trên biểu đồ sẽ biểu diễn sự thay đổi giá trong mỗi 15 phút. Nếu bạn chọn time frame là 1 ngày, mỗi nến sẽ biểu diễn sự thay đổi giá trong mỗi ngày.
Lựa chọn time frame quyết định cách bạn phân tích thị trường, xác định điểm vào và ra khỏi thị trường và xây dựng chiến lược giao dịch. Khái niệm này rất quan trọng và đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao dịch tài chính.
Ý nghĩa của Time frame
Time frame có những ý nghĩa quan trọng đối với giao dịch forex nói chung và các nhà đầu tư nói riêng, chúng ta có thể kể đến như:
- Xác định chiến lược giao dịch: Time frame là yếu tố cơ bản trong việc xác định chiến lược giao dịch. Nó xác định khoảng thời gian bạn định giữ một lệnh mở và cách bạn tiếp cận thị trường. Ví dụ, nếu bạn chọn time frame ngắn như 15 phút, bạn có thể tập trung vào giao dịch ngắn hạn và scalping, trong khi time frame hàng ngày phù hợp với giao dịch dài hạn hoặc đầu tư
- Xác định điểm vào và điểm ra: Mỗi time frame cung cấp thông tin khác nhau về biểu đồ giá. Time frame ngắn hơn có thể giúp bạn xác định điểm vào và ra khỏi thị trường chi tiết hơn trong thời gian ngắn, trong khi time frame dài hơn cho phép bạn thấy rõ hơn xu hướng lớn và điểm vào dài hạn
- Phân tích thị trường Sử dụng nhiều time frame khác nhau giúp bạn phân tích thị trường ở nhiều mức độ. Ví dụ, bạn có thể sử dụng time frame ngắn hơn để xác định điểm vào cụ thể, sau đó sử dụng time frame dài hơn để xác định xu hướng tổng quan. Điều này giúp bạn có cái nhìn toàn diện về thị trường
- Quản lý rủi ro: Time frame ảnh hưởng đến cách bạn quản lý rủi ro. Giao dịch trên time frame ngắn thường đòi hỏi tập trung cao hơn và rủi ro thấp hơn, trong khi giao dịch trên time frame dài hơn có thể đòi hỏi rủi ro cao hơn. Lựa chọn time frame phù hợp giúp bạn quản lý rủi ro theo cách tốt nhất
- Tạo phong cách cho riêng mình: Time frame cũng cần phải phù hợp với tình hình cá nhân của bạn. Nếu bạn có ít thời gian để giao dịch, time frame ngắn có thể phù hợp hơn. Ngược lại, nếu bạn có thời gian nhiều hơn và muốn giao dịch dài hạn, time frame dài là lựa chọn
Lựa chọn time frame đúng là quyết định quan trọng đối với chiến lược giao dịch và thành công trong giao dịch Forex.
Các khung thời gian phổ biến
Các time frame phổ biến nhất chúng ta có thể kể đến như:
- M1: Khung thời gian là 1 phút
- M5: Khung thời gian khoảng 5 phút
- M15: Khung thời gian là 15 phút
- M30: Khung thời gian là 30 phút
- H1: Khung thời gian kéo dài 1 giờ
- H4: Khung thời gian kéo dài 4 giờ
- D1: Khung thời gian 1 ngày
- W1: Thời lượng là 1 tuần
- MN: khung thời gian 1 tháng
Tùy thuộc vào phong cách đầu tư và bạn hãy lựa chọn khung thời gian hợp lí nhất dành cho mình.
Cách lựa chọn khung thời gian giao dịch hợp
Có khá nhiều các phong cách giao dịch khác nhau mà đối với từng phong cách sẽ thì sẽ có cách lựa chọn khung thời gian khác nhau, dưới đây là một số gợi ý về cách chọn khung thời gian để giao dịch các bạn có thê xem tham khảo qua:
Scalping trading (giao dịch lướt sóng)
Scalping trader – những người chơi lướt sóng luôn tập trung vào giao dịch trong khoảng thời gian rất ngắn, thậm chí chỉ trong vài phút. Đây là một phong cách giao dịch đòi hỏi sự tập trung và nhanh nhạy, vì mỗi giao dịch có thể được thực hiện trong thời gian ngắn.
Time frame phù hợp cho scalping thường là M1, M5 và M15. Đây là các khoảng thời gian ngắn giúp nhà giao dịch nắm bắt cơ hội trong vòng ngắn.
Tuy nhiên, scalping không dành cho người mới bắt đầu và những người thiếu kinh nghiệm, vì nó tiềm ẩn mức độ rủi ro cao và đòi hỏi sự phản ứng nhanh chóng.
Day trading (phong cách giao dịch trong ngày)
Day trading – phong cách giao dịch trong ngày cho phép bạn mở và đóng lệnh trong cùng một phiên giao dịch, từ khi thị trường mở cửa đến khi nó đóng cửa. Khung thời gian phù hợp cho day trading là M30, H1 và H4, tùy thuộc vào mục tiêu giao dịch của bạn.
Swing trading (phong cách giao dịch trung hạn)
Swing trading thích hợp cho những người có ít thời gian nghiên cứu và phân tích thị trường chuyên sâu, nhưng vẫn muốn giao dịch trong khoảng thời gian từ hàng giờ đến hàng ngày.
Time frame phù hợp nhất cho swing trading là H1, H4 và D1, vì chúng cho phép bạn nắm bắt các xu hướng lớn hơn mà không cần theo dõi biểu đồ liên tục.
Position trading (phong cách giao dịch vị thế)
Position trading dành cho những người muốn giữ lệnh trong nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng. Họ tập trung vào tạo ra lợi nhuận dài hạn và giá trị đầu tư thay vì lợi nhuận ngắn hạn. Time frame phù hợp nhất cho position trading là D1, W1 và thậm chí là W1.
Điều này cho phép bạn theo dõi xu hướng lớn và thực hiện quyết định dựa trên thông tin có trên biểu đồ hàng ngày hoặc hàng tuần. Lựa chọn time frame thích hợp là một phần quan trọng của việc phát triển chiến lược giao dịch cá nhân và quản lý rủi ro một cách hiệu quả.
Ý nghĩa của các khung thời gian
Từng khung thời gian truyền tải thông tin về sự biến động của giá. Chẳng hạn, một biểu đồ khung thời gian giờ có thể cho bạn biết giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và thấp nhất trong mỗi giờ của phiên giao dịch. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về xu hướng của thị trường ngay lúc đó.
Khung thời gian không chỉ giúp bạn hiểu rõ hoạt động của thị trường trong khoảng thời gian cụ thể, mà còn hữu ích cho việc áp dụng phương pháp phân tích đa khung thời gian.
Bằng cách này, bạn có thể nhận biết các sóng nhỏ bên trong các sóng lớn và đưa ra quyết định giao dịch thông minh và khách quan hơn. Khung thời gian chính là công cụ quan trọng giúp bạn thấu hiểu thị trường và đưa ra quyết định giao dịch hợp lý.
Giao dịch đa khung thời gian Time Frame?
Giao dịch đa khung thời gian, hay việc kết hợp nhiều khung thời gian là một sự kết hợp mạnh mẽ giúp bạn dự báo giá và xu hướng thị trường một cách chính xác hơn.
Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần hiểu cách sử dụng nó một cách khôn ngoan và không nên quá phụ thuộc vào quá nhiều khung thời gian. Thông thường, bạn nên tập trung vào việc kết hợp từ 2-3 Time Frame để đảm bảo sự hiệu quả và tránh sự phức tạp.
Khi kết hợp nhiều Time Frame, bạn có thể áp dụng chiến lược sau:
- Time Frame lớn nhất (Dài hạn): Sử dụng khung thời gian lớn nhất để nhận biết xu hướng chính và các điểm quan trọng trên biểu đồ. Đây là bước đầu tiên để xác định hướng đi chung của thị trường
- Time Frame tầm trung: Dùng khung thời gian tầm trung để dự báo các biến động và điểm mở lệnh trung hạn. Điều này giúp bạn củng cố quyết định và đảm bảo rằng bạn đang theo dõi xu hướng trong ngắn hạn một cách chính xác
- Time Frame nhỏ nhất (Ngắn hạn): Sử dụng khung thời gian nhỏ nhất để xác định thời điểm cụ thể để mở lệnh và đặt stop loss. Đây là khung thời gian chi tiết giúp bạn tối ưu hóa rủi ro và cải thiện điểm vào lệnh
Ví dụ về các cặp kết hợp phổ biến có thể là (M5, M30, H4), (M5, M15, M30), (M30, H4, D1), (H1, H4, D1), (M30, H1, H4), (H4, D1, W1)…
Kết hợp nhiều Time Frame giúp tăng tính chính xác và loại bỏ sự chủ quan trong quyết định giao dịch.
Kết
Mỗi chiên lược giao dịch, từ lướt sóng đến đầu tư dài hạn, đều có ưu điểm và nhược điểm riêng của chúng. Không có khung thời gian nào tốt hơn hoặc xấu hơn, mà tất cả đều phụ thuộc vào cách bạn áp dụng và hiệu quả của nó trong thực tế.
Quan trọng nhất là xác định được xu hướng của thị trường qua việc đánh giá các time frame và quản lý vốn tốt. Trade Forex, trade crypto hay đầu tư dài hạn thì việc quản lý vốn vẫn luôn được ưu tiên, time frame chỉ là các khung giờ để trader nhận định trong quá trình trade.