Swing trading là gì? Các chiến lược swing trading hiệu quả

Swing trading là gì? Các chiến lược swing trading hiệu quả

Swing Trading – một chiến lược đầu tư thú vị nhưng không kém phần hiệu quả trong thị trường tài chính. Đây  thuật được sử dụng rộng rãi không chỉ bởi các nhà đầu tư chuyên nghiệp mà còn bởi những người mới bắt đầu tham gia thị trường.

Vậy Swing Trading là gì? Tại sao nó lại có sức hút đến vậy vàà làm thế nào để bắt đầu và có những chiến lược nào để sử dụng Swing trading một cách hiệu quả thì cùng mình tìm hiểu qua bài viết này.

Swing trading là gì?

Swing trading là một phương pháp giao dịch trong thị trường tài chính, ở đây thì mọi người mua và bán các loại tài sản (chẳng hạn như cổ phiếu, tiền điện tử, ngoại hối, hàng hóa,..) trong một khoảng thời gian ngắn hơn so với đầu tư dài hạn, nhưng cũng dài hơn so với giao dịch ngắn hạn scalping.

Những người sử dựng phương pháp swing trading thường tập trung vào việc bắt trend của thị trường. Họ cố gắng  mua vào lúc xu hướng tăng mới hình thành và bán khống lúc xu hướng giảm mới hình thành.

Trong swing trading, trader thường sử dụng các phương pháp phân tích kỹ thuật (các chỉ báo kỹ thuật, mô hình đồ thị,..) và phân tích cơ bản (như thông tin công ty, doanh nghiệp, sự kiện kinh tế,…) để đưa ra quyết định giao dịch mua và bán.

Khác với scalp trading (nắm giữ vị thế trong thời gian ngắn, thường sẽ kết thúc trade trong ngày) hoặc position trading (nắm giữ vị thế trong thời gian tính bằng tháng), swing trading thông thường kéo dài vài ngày đến vài tuần.

Đối với những trader mới chưa có tài khoản trên sàn Exness, mình khuyến nghị mọi người nên mở tài khoản và bắt đầu trade với Exness – đây là sàn giao dịch Forex & Crypto có độ uy tín cao, volume lớn hiện nay mà hầu hết trader đều lựa chọn để trade.

Đăng ký tài khoản Exness

Đặc điểm của Swing trading

Phương pháp Swing trading có những đặc điểm riêng với các phong cách giao dịch khác, dưới đây là một số đặc điểm chính:

  • Thời gian nắm giữ vị thế: Swing trading tập trung vào việc giữ vị thế trong khoảng thời gian ngắn hơn so với đầu tư dài hạn, nhưng dài hơn so với giao dịch ngắn hạn. Thời gian nắm giữ vị thế thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần
  • Bắt sóng xu hướng: Những người sử dụng swing trading tập trung vào việc đi theo xu hướng trung và dài hạn của thị trường.
  • Sử dụng phân tích kỹ thuật: Swing trading dựa vào các phương pháp phân tích kỹ thuật là nhiều hơn để đưa ra quyết định giao dịch. Các chỉ báo kỹ thuật, mô hình đồ thị, hỗ trợ và kháng cự, đường trung bình động và nhiều công cụ khác được sử dụng để xác định xu hướng và điểm vào/ra thị trường
  • Kiểm soát rủi ro: Swing trading áp dụng các chiến lược quản lý rủi ro, như đặt stop-loss (mức giá dừng lỗ) để hạn chế tổn thất khi thị trường di chuyển ngược lại dự đoán của họ
  • Linh hoạt trong thời gian giao dịch: Với swing trading, bạn không cần phải thường xuyên theo dõi thị trường cả ngày như giao dịch ngày (day trading). Mà swing trading thường thực hiện các quyết định giao dịch trong khoảng thời gian cụ thể trong ngày và sau đó theo dõi những biến động cần thiết.

Tóm lại, swing trading là phương pháp giao dịch tập trung vào việc bắt trend và tận dụng biến động ngắn hạn của thị trường trong khoảng thời gian từ vài ngày đến vài tuần. Đây là một phương pháp giao dịch linh hoạt và đòi hỏi kỹ năng phân tích kỹ thuật và quản lý rủi ro tốt.

Ưu – Nhược điểm của Swing trading

Giống như các phương pháp giao dịch khác đều có những ưu và nhược điểm riêng. Nắm được những lợi ích và rủi ro này thì khi giao dịch với swing trading sẽ giúp bạn cải thiện được chiến lược giao dịch riêng cho mình.

Ưu điểm của Swing trading

  1. Linh hoạt thời gian: Swing trading cho phép bạn không cần phải theo dõi thị trường cả ngày như day trading. Bạn chỉ cần dành một vài giờ mỗi ngày để xem biểu đồ và đưa ra quyết định giao dịch.
  2. Tận dụng xu hướng và biến động: Swing trading tập trung vào việc bắt xu hướng và tận dụng biến động ngắn hạn bên trong xu hướng lớn, giúp bạn kiếm lời từ cả sự tăng giá và giảm giá
  3. Dễ học và áp dụng: So với day trading hoặc giao dịch dài hạn, swing trading thường dễ hơn để học và áp dụng, đặc biệt đối với những người mới bắt đầu trong lĩnh vực giao dịch tài chính.
  4. Quản lý rủi ro: Bằng cách sử dụng stop-loss và các chiến lược quản lý rủi ro khác, swing trading giúp bạn kiểm soát rủi ro và hạn chế tổn thất khi thị trường đi ngược lại dự đoán của bạn.
  5. Cơ hội kiếm lời nhanh: Nhờ tận dụng biến động ngắn hạn, swing trading có thể mang lại cơ hội kiếm lời nhanh chóng trong thời gian ngắn.

Nhược điểm của Swing trading

  1. Cần thời gian và kiên nhẫn: Dù không đòi hỏi theo dõi thị trường liên tục nhưng swing trading vẫn yêu cầu bạn dành thời gian để phân tích và đưa ra quyết định giao dịch. Điều này đòi hỏi kiên nhẫn và sự tỉnh táo trong việc theo dõi thị trường.
  2. Rủi ro thị trường: Dự đoán thị trường luôn có mức độ rủi ro và việc tận dụng biến động ngắn hạn cũng có thể dẫn đến những sai lầm đánh giá xu hướng hoặc giá trị của các loại tài sản.
  3. Phụ thuộc vào phân tích kỹ thuật: Swing trading dựa nhiều vào phân tích kỹ thuật, điều này có thể là một vấn đề nếu bạn không thể đọc hiểu biểu đồ hoặc sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật hiệu quả.
  4. Chi phí giao dịch: Giao dịch trong thời gian ngắn có thể gây ra chi phí giao dịch cao hơn do số lần giao dịch tăng lên và như là các khoản phí mua hoặc bán hay đòn bẩy (margin) đều có thể tạo ra chi phí bổ sung.

Swing trading có nhiều ưu điểm với sự linh hoạt và cơ hội kiếm lời nhanh, nhưng cũng có nhược điểm với sự phụ thuộc vào phân tích kỹ thuật và khả năng quản lý rủi ro.

Để thành công trong swing trading, cần phải có kiến thức và kỹ năng phù hợp, cùng với sự kiên nhẫn và sự tỉnh táo trong việc đưa ra quyết định giao dịch phù hợp.

Mở tài khoản Exness và giao dịch ngay

Swing trading phù hợp với những ai?

Swing trading là phương pháp giao dịch trên thị trường tài chính dựa trên việc dự đoán và tận dụng các biến động giá trong một khoảng thời gian ngắn, thường từ vài ngày đến vài tuần. Do đó, Swing trading sẽ phù hợp với một số người như:

  • Người có kiến thức về thị trường tài chính: Để hiểu và dự đoán được biến động giá, người thực hiện swing trading cần phải hiểu rõ về thị trường, các yếu tố tác động đến giá và biết cách phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản
  • Có thời gian theo dõi thị trường: Swing trading đòi hỏi việc theo dõi thường xuyên các diễn biến của thị trường để có thể đưa ra quyết định giao dịch kịp thời
  • Có khả năng chấp nhận rủi ro: Mọi hình thức giao dịch tài chính đều tiềm ẩn rủi ro. Những người thực hiện Swing trading cần phải chấp nhận và quản lý rủi ro hiệu quả
  • Người có năng lực quản lý tài chính: Để thực hiện Swing trading, bạn cần có kế hoạch tài chính rõ ràng, biết cách phân bổ vốn và kiểm soát tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro
  • Người kiên nhẫn và không dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc: Swing trading đòi hỏi sự kiên nhẫn để chờ đợi cơ hội giao dịch tốt nhất và khả năng kiểm soát cảm xúc để không dễ dàng bị cuốn theo những biến động của thị trường

Điều quan trọng là phương pháp giao dịch phải phù hợp từng cá nhân và kiến thức cũng như kỹ năng giao dịch. Trước khi bắt đầu swing trading hoặc bất kỳ phương pháp nào khác bạn cần nghiên cứu, đào sâu và có những kế hoạch giao dịch cụ thể rõ ràng để đảm bảo sự thành công trong lĩnh vực này.

Chiến lược giao dịch Swing trading hiệu quả

Có rất nhiều chiến lược, phương pháp giao dịch Swing trading đơn giản và hiệu quả cao mục tiê tùy thuộc vào bạn yêu thích và muốn sử dung chiến lược nào. Dưới đây là một số chiến lược Swing trading  kết hợp với một số chỉ báo phân tích kỹ thuật khác, các bạn có thể tìm hiểu và áp dụng.

Giao dịch với hồi quy Fibonacci

Đầu tiên bạn cần xác định đỉnh và đáy của một swing giá. Đây có thể là đỉnh cao và đáy thấp nhất trong một chu kỳ giao dịch, hoặc đỉnh và đáy của một xu hướng giá lớn hơn.

Khi bạn đã xác định được những điểm này, hãy áp dụng công cụ Fibonacci retracement (hồi quy Fibonacci) của bạn từ đỉnh đến đáy nếu đó là một xu hướng giảm, hoặc từ đáy đến đỉnh nếu đó là một xu hướng tăng.

Các mức hồi quy Fibonacci thông thường sẽ là 38.2%, 50.0% và 61.8%, khi giá điều chỉnh và chạm những mức này, hãy tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy giá sẽ hồi lại theo xu hướng gốc .

Giao dịch với mô hình giá

Chiến lược giao dịch theo mô hình giá đòi hỏi bạn phải chú tâm nghiên cứu và theo dõi biểu đồ giá, từ đó nhận biết được các mô hình giá phát triển. Mỗi mô hình giá sẽ mang lại cho trader những tín hiệu giao dịch khác nhau, cho biết khi nào nên mở lệnh, đặt lệnh cắt lỗ, hoặc chốt lời.

Có hai loại mô hình giá chính mà bạn nên tìm hiểu là:

  • Mô hình giá đảo chiều: Những mô hình này thường cho thấy sự thay đổi trong xu hướng giá hiện tại. Ví dụ, mô hình ‘2 đỉnh’, ‘2 đáy’, ‘vai đầu vai’, ‘3 đỉnh’, ‘3 đáy’, ‘kim cương’… đều là những mô hình đảo chiều. Chúng thường xuất hiện sau một thời gian dài của một xu hướng giá nhất định, và đánh dấu sự thay đổi ngược hướng.
  • Mô hình giá tiếp diễn: Những mô hình này thường xuất hiện trong quá trình của một xu hướng giá và cho thấy xu hướng đó sẽ tiếp tục. Ví dụ, ‘mô hình cái nêm’, ‘chữ nhật’, ‘lá cờ’, ‘đuôi nheo’, ‘cái cốc và tay cầm’… đều là các mô hình tiếp diễn. Chúng cho thấy rằng, mặc dù có sự điều chỉnh giá tạm thời, nhưng xu hướng chính vẫn còn giữ nguyên.

Giao dịch với hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ và kháng cự là hai khái niệm quan trọng trong phân tích kỹ thuật mà mọi người cần nắm bắt, kể cả những người theo phong cách giao dịch Swing. Đây là những vùng giá quan trọng thể hiện sự dao động giữa nguồn cung và cầu trong thị trường.

Dựa vào đó bạn có thể tìm hiểu về 2 chiến lược giao dịch sau đây:

  1. Giao dịch Pullback: Đây là phương pháp giao dịch dựa trên việc giá tài sản rơi vào các vùng hỗ trợ hoặc kháng cự. Khi giá chạm vào kháng cự và bắt đầu giảm bạn có thể mở một lệnh Sell. Tương tự, khi giá tiếp xúc với vùng hỗ trợ và bắt đầu tăng lên, đó là thời điểm tốt để mở một lệnh Buy.
  2. Giao dịch phá vỡ (breakout): Khi giá vượt qua vùng hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng, thường diễn ra một xu hướng di chuyển mạnh mẽ theo hướng của sự phá vỡ. Bạn có thể tận dụng điều này bằng cách mở lệnh Buy khi giá vượt qua vùng kháng cự, hoặc mở lệnh Sell khi giá phá vỡ vùng hỗ trợ.

Cả hai phương pháp giao dịch này đều dựa trên việc nhận biết và tận dụng những cơ hội do sự thay đổi giá tại vùng hỗ trợ và kháng cự.

Giao dịch với MACD giao nhau

MACD (Moving Average Convergence Divergence) là một công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến, giúp xác định xu hướng thị trường và thường được các swing trader sử dụng. Để phát hiện tín hiệu giao dịch với MACD, chúng ta cần quan tâm đến hai đường chính: Đường MACD (thường được hiển thị ở mức 0) và đường tín hiệu (một đường trung bình động của MACD)

Việc hai đường này giao nhau chính là điểm mà bạn cần phải lưu ý:

  • Khi đường MACD cắt lên qua đường tín hiệu từ phía dưới, đây là một tín hiệu tích cực cho thấy giá có thể tăng. Tại thời điểm này, bạn có thể xem xét việc mở lệnh mua (Buy)
  • Ngược lại, khi đường MACD cắt xuống qua đường tín hiệu từ phía trên, đây là một tín hiệu tiêu cực cho thấy giá có thể giảm. Bạn có thể xem xét việc mở lệnh bán (Sell)

Tuy nhiên, một hạn chế của chiến lược này là việc tín hiệu thường hơi chậm và đến thời điểm hai đường giao nhau, xu hướng thị trường thường đã diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, có thể làm mất đi một phần lợi nhuận.

Giao dịch với kênh giá

Chiến lược giao dịch theo kênh giá phù hợp nhất khi thị trường đang trong một xu hướng tăng hoặc giảm rõ ràng. Trong trường hợp này, bạn sẽ tận dụng các biến động ngắn hạn để thực hiện giao dịch và cụ thể là:

  • Khi giá di chuyển từ dưới lên và tiếp cận đường biên trên của kênh (được xem là vùng kháng cự), đây là dấu hiệu cho thấy giá có khả năng quay đầu giảm. Vì vậy, bạn có thể xem xét việc mở lệnh bán (Sell)
  • Tương tự, khi giá di chuyển từ trên xuống và tiếp cận đường biên dưới của kênh (được xem là vùng hỗ trợ), đây là dấu hiệu cho thấy giá có khả năng tăng trở lại. Tại thời điểm này, bạn có thể xem xét việc mở lệnh mua (Buy)

Chiến lược này đòi hỏi bạn phải quan sát thị trường một cách chính xác và kiên nhẫn để tận dụng các cơ hội xuất hiện.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết, bạn đã nắm vững được khái niệm cơ bản về Swing trading là gì và một số  chiến lược giao dịch của nó dựa trên các chỉ báo kỹ thuật.

Phương pháp này đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn, quan sát kỹ lưỡng và luôn cập nhật thông tin thị trường một cách nhanh chóng để phát hiện và tận dụng cơ hội giao dịch một cách tốt nhất và hãy nhớ rằng, mỗi chiến lược giao dịch đều có ưu và nhược điểm riêng. Chính vì vậy, bạn nên kết hợp nhiều phương pháp, cùng với việc tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm từ những người khác để tạo ra phong cách giao dịch riêng của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published