Nến Nhật là gì? Các biểu đồ nến Nhật quan trọng nhất định phải biết

Nến Nhật là gì? Các biểu đồ nến Nhật quan trọng nhất định phải biết

Nến Nhật là gì? Trong thị trường giao dịch tài chính việc phân tích và dự đoán xu hướng là một phần vô cùng quan trọng và để đạt được kết quả trong việc này các nhà giao dịch đã tìm ra và phát triển nhiều phương pháp và công cụ hữu ích khác nhau.

Một trong số đó là nến Nhật, một công cụ hỗ trợ phân tích kỹ thuật mạnh mẽ và đã trở thành một công cụ phổ biến được sử dụng rộng rãi trên thị trường tài chính. Vậy nến Nhật là gì và cách sử dụng như thế nào thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Nến Nhật là gì?

Nến Nhật (Japanese candlestick) là một loại biểu đồ giá phổ biến được sử dụng để theo dõi và phân tích hành vi giá của một tài sản (chẳng hạn như cổ phiếu, hàng hóa, tiền tệ…) trong một khoảng thời gian cụ thể.

Biểu đồ nến Nhật cung cấp các thông tin chi tiết về giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định.

Mỗi cây nến Nhật biểu thị dưới dạng một cây nến với hai phần: thân nến và bóng nến. Thân nến là phần giữa của cây nến, mô tả khoảng giữa giá mở cửa và giá đóng cửa. Nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, thì thân nến thường được tô màu xanh hoặc trắng.

Nếu giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa, thì thân nến thường được tô màu đỏ. Bóng nến là hai đường thẳng dọc ở hai đầu của thân nến, thể hiện giá cao nhất và giá thấp nhất trong khoảng thời gian đó.

Biểu đồ nến Nhật có khả năng hiển thị rõ ràng xu hướng thị trường, đảo chiều và các mức hỗ trợ và kháng cự tiềm năng, ngoài ra đây cũng là công cụ hữu ích giúp các nhà giao dịch và nhà đầu tư hiểu rõ hơn về hành vi giá và xu hướng của thị trường, từ đó giúp họ đưa ra các quyết định đầu tư và giao dịch dựa trên thông tin có cơ sở.

Lịch sử hình thành nến Nhật

Nến Nhật bắt đầu được xuất hiện từ thế kỷ 18 tại Nhật Bản, khi người Nhật bắt đầu sử dụng phương pháp này để ghi lại các biến động giá của các tài sản như là giá lúa gạo.

Hình thức biểu đồ này đã được một nhà giao dịch có tên là Munehisa Homma phát hiện ra và phát triển nó trở thành công cụ giao dịch phổ biết từ những năm 90 cho đến nay.

Munehisa Homma được coi là “cha đẻ” của biểu đồ nến Nhật vì ông đã phát triển các kỹ thuật ghi chép và phân tích giá cả thông qua việc sử dụng các biểu đồ. Ông đã ghi lại các mẫu hành vi giá trong các phiên giao dịch và sử dụng các biểu đồ để giúp dự đoán xu hướng giá tương lai.

Ban đầu, các biểu đồ nến Nhật được vẽ bằng tay trên giấy để ghi lại giá cả và xu hướng. Sau này, khi công nghệ và máy tính phát triển, việc vẽ biểu đồ nến trở nên dễ dàng hơn thông qua các phần mềm và nền tảng giao dịch điện tử.

Cấu trúc, đặc điểm của nến Nhật

Cấu trúc mô hình tạo nên nến Nhật sẽ bao gồm các thành phần chính:

  • Thân nến: Là phần chính giữa của cây nến nó mô tả khoảng cách giữa giá mở cửa và giá đóng cửa trong khoảng thời gian đó. Nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, thân nến được tô màu xanh còn nếu giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa, thân nến được tô màu đỏ
  • Bóng nến trên: Là đoạn đường thẳng phía trên của thân nến và nó thể hiện giá cao nhất trong khoảng thời gian đó
  • Bóng nến dưới: Là đoạn đường thẳng phía dưới của thân nến và nó thể hiện giá thấp nhất trong khoảng thời gian đó

Từ những thành phần này chúng ta có một cây nến Nhật hoàn chỉnh, với thân nến biểu thị khoảng giá mở cửa giá đóng cửa trong đó bóng nến trên và bóng nến dưới biểu thị giá cao nhất và giá thấp nhất trong phiên giao dịch.

Các cây nến có thể có các kích thước và hình dạng khác nhau tùy thuộc vào thời gian bạn đang quan sát, có thể là theo phút, theo giờ hoặc theo ngày….

Những cây nến dài hơn và có bóng nến ngắn hơn thường cho thấy biến động mạnh trong giá cả, trong khi cây nến ngắn hơn và có bóng nến dài hơn thể hiện sự dao động giá ít mạnh mẽ hơn.

Ý nghĩa của nến Nhật

Trong giao dịch nến Nhật không chỉ cung cấp thông tin về hành vi giá của tài sản mà nó còn có ý nghĩa quan trọng về phương diện cung cấp thông tin và tâm lý của thị trường.

  1. Cung cấp thông tin về xu hướng và đảo chiều: Biểu đồ nến Nhật cho phép nhà giao dịch nhận biết rõ ràng xu hướng hiện tại của thị trường, xem xét sự thay đổi của xu hướng và dự đoán những pha đảo chiều tiếp theo. Nhìn vào mẫu hình của các cây nến, nhà giao dịch có thể xác định được sự chuyển đổi giữa các giai đoạn tăng giá và giảm giá, giúp họ đưa ra quyết định giao dịch hợp lý
  2. Cung cấp thông tin về tâm lí của thị trường: Một trong những đặc điểm quan trọng của nến Nhật là nó thể hiện cụ thể những biến động giá của một khoảng thời gian cụ thể. Khi thị trường chán nản và không có xu hướng rõ ràng, nến có thể có thân ngắn và bóng nến dài, biểu thị sự chán nản của các nhà giao dịch. Ngược lại, khi thị trường di chuyển về một hướng cụ thể, các cây nến thường có thân dài hơn và bóng nến ngắn hơn, biểu thị sự hưng phấn của thị trường
  3. Cung cấp thông tin về mức hỗ trợ và kháng cự: Các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng thường xuất hiện trong biểu đồ nến Nhật, những cấu trúc nến đặc biệt, chẳng hạn như mô hình “Doji” hay “Pin Bar” có thể chỉ ra sự đảo chiều dễ dàng xảy ra tại các mức giá đó, giúp người giao dịch định vị các điểm vào lệnh và dừng lỗ hiệu quả

Tóm lại, nến Nhật không chỉ cung cấp thông tin về biến động giá mà còn là một công cụ hữu ích trong việc phân tích tâm lý thị trường.

Nó giúp người giao dịch hiểu rõ hơn về tình hình thị trường, định hình xu hướng và quyết định giao dịch dựa trên các mẫu hành vi giá và tâm lý của các nhà giao dịch khác.

Phân loại mẫu hình nến Nhật

Các mẫu hình nến Nhật rất đa dạng và chúng được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Nhưng chung quy lại sẽ có 2 phân loại chính cho các mẫu hình nến Nhật đó là phân loại theo tín hiệu và phân loại theo số lượng nến.

Phân loại theo tín hiệu

Mẫu nến đảo chiều (Reversal Patterns): Những mẫu này thường xuất hiện ở cuối một xu hướng hiện tại và có khả năng đảo chiều xu hướng đó. Doji, Hammer và Hanging Man, Bullish Engulfing và Bearish Engulfing là một số ví dụ điển hình:

  • Doji: Mẫu này thể hiện sự cân bằng tạm thời giữa người mua và người bán và có thể biểu thị sự chuyển đổi của xu hướng.
  • Hammer và Hanging Man: Đây là những mẫu nến có thân nhỏ và bóng dưới (Hammer) hoặc bóng trên (Hanging Man) dài. Hammer biểu thị đảo chiều tăng giá, trong khi Hanging Man biểu thị đảo chiều giảm giá.
  • Bullish Engulfing và Bearish Engulfing: Các mẫu này xảy ra khi một nến “bao chùm” toàn bộ phạm vi của nến trước đó. Bullish Engulfing biểu thị đảo chiều tăng giá, trong khi Bearish Engulfing biểu thị đảo chiều giảm giá.

Mẫu nến tiếp diễn (Continuation Patterns): Những mẫu này thể hiện sự tiếp tục trong xu hướng hiện tại trong đó bao gồm:

  • Three White Soldiers và Three Black Crows: Ba nến liên tiếp (đen hoặc trắng) có thân dài, thường biểu thị tiếp tục tăng giá (Three White Soldiers) hoặc giảm giá (Three Black Crows) mạnh mẽ.
  • Bullish Harami và Bearish Harami: Mẫu nến kép này có một nến nhỏ nằm trong phạm vi của nến trước đó, biểu thị tiếp tục tăng (Bullish Harami) hoặc giảm (Bearish Harami).
  • Rising Three Methods và Falling Three Methods: Mẫu này bao gồm một nến dài theo sau ba nến nhỏ, thể hiện tiếp tục tăng giá (Rising Three Methods) hoặc giảm giá (Falling Three Methods).

Mẫu nến không nhất quán (Indecision Patterns): Những mẫu này thể hiện sự chán nản của thị trường và xuất hiện khi giá đóng cửa gần bằng với giá mở cửa. Spinning Top và Marubozu là hai mẫu thường gặp trong nhóm này:

  • Spinning Top: Mẫu này có thân nhỏ và bóng nến trên và dưới dài, biểu thị sự chán nản của thị trường.
  • Marubozu: Mẫu này không có bóng nến (không nhất quán) và có thân dài, thể hiện tính hưng phân của thị trường

Mẫu nến mở cửa cửa (Gap Patterns): Những mẫu này xuất hiện khi giá mở cửa của một nến không trùng với giá đóng cửa của nến trước đó, tạo ra khe hở (gap) trong biểu đồ. Hai mẫu thường thấy trong nhóm này là Gap Up và Gap Down

  • Gap Up: Khi giá mở cửa của nến mới cao hơn giá đóng cửa của nến trước đó
  • Gap Down: Khi giá mở cửa của nến mới thấp hơn giá đóng cửa của nến trước đó

Mẫu nến chia tách (Separating Lines Patterns): Những mẫu này bao gồm hai nến liền kề, trong đó nến thứ hai di chuyển xa hơn so với nến trước đó. Bullish Separating Line và Bearish Separating Line mẫu hình đặc trung trong mẫu nến này.

Phân loại dựa trên số lượng nến

Mẫu nến đơn (Single Candlestick Patterns): Những mẫu này chỉ dựa trên một cây nến duy nhất và thể hiện một thông tin riêng lẻ về thị trường. Các mẫu nến đơn thường là Doji, Hammer, Hanging Man, Spinning Top và Marubozu.

Mẫu nến đôi (Double Candlestick Patterns): Những mẫu này bao gồm hai cây nến liên tiếp và thường có ý nghĩa mạnh mẽ hơn so với mẫu nến đơn. Ví dụ điển hình là Bullish Engulfing và Bearish Engulfing, Bullish Harami và Bearish Harami.

Mẫu nến ba (Triple Candlestick Patterns): Nhóm này bao gồm ba cây nến liên tiếp và đưa ra các tín hiệu mạnh mẽ hơn về đảo chiều hoặc tiếp tục xu hướng.

Một số ví dụ trong nhóm này là Three White Soldiers và Three Black Crows, Morning Star và Evening Star, Three Inside Up và Three Inside Down.

Mẫu nến nhiều hơn ba (Multiple Candlestick Patterns): Những mẫu này là các mô hình phức tạp hơn với nhiều cây nến liên tiếp. Một ví dụ điển hình là Rising Three Methods và Falling Three Methods, trong đó một cây nến dài được bao quanh bởi ba cây nến nhỏ hơn.

Mỗi phân loại của mẫu hình nến Nhật mang ý nghĩa riêng và có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình thị trường và đưa ra quyết định giao dịch thông minh.

Kết hợp sử dụng các mẫu hình nến cùng với các công cụ và chỉ báo kỹ thuật khác là một cách hiệu quả để nâng cao khả năng phân tích và dự đoán xu hướng thị trường.

Những hạn chế của nến Nhật

Mặc dù mô hình nến Nhật là một công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến và hữu ích nhưng nó cũng có một số hạn chế cần lưu ý như:

  • Thông tin hạn chế: Mỗi cây nến chỉ cung cấp thông tin cơ bản về giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất và thấp nhất trong khoảng thời gian của nó. Nó không cung cấp các thông tin chi tiết về mức độ biến động, khối lượng giao dịch hay các yếu tố khác như tin tức và sự kiện tác động đến thị trường.
  • Sự đơn giản: Mặc dù sự đơn giản của mô hình nến Nhật có thể là một lợi thế trong việc dễ dàng nhận diện các mô hình và tín hiệu, nhưng cũng đồng nghĩa với việc mô hình này không thể chứa nhiều thông tin phức tạp về thị trường.
  • Tùy chọn thời gian: Sự lựa chọn về thời gian của các khung thời gian khác nhau có thể dẫn đến sự khác biệt trong các mẫu hình nến và tín hiệu. Một mẫu nến có thể xuất hiện trong một khung thời gian nhất định, nhưng lại không có trong khung thời gian khác. Điều này yêu cầu người giao dịch phải cân nhắc và điều chỉnh chiến lược giao dịch của họ phù hợp với khung thời gian sử dụng.
  • Dễ bị nhiễu: Trong thị trường có sự biến động mạnh hoặc xu hướng không rõ ràng, các mô hình nến có thể dễ bị nhiễu và tạo ra các tín hiệu sai lệch.

Mặc dù có những hạn chế, mô hình nến Nhật vẫn là một công cụ phân tích quan trọng và hữu ích trong giao dịch tài chính. Tuy nhiên, để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng, người giao dịch nên kết hợp mô hình nến với các công cụ và kỹ thuật phân tích khác để có một cái nhìn toàn cảnh hơn về thị trường.

Các indicator khác thường được trader chuyên nghiệp sử dụng trong việc trade hàng ngày bạn nên kết hợp sử dụng như: Chỉ báo Ichimoku là gì?, Stochastic là gì?, VSA (Volume Spread Analysis) là gì?, Parabolic SAR là gì?, Chỉ số RSI là gì?, Đường MA, Fibonacci,…

Kết luận

Qua bài viết trên chúng ta đã hiểu được nến Nhật là gì và tác dụng cũng như các mẫu hình cơ bản của nó, đây là một công cụ rất hữu ích giúp bạn trong giao dịch trading nếu bạn có thể học hỏi và nắm bắt nó.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm những kiến thức trading khác của bên mình để có được một cái nhìn tổng quan hơn về thị trường và giao dịch một cách thuận lợi nhất.