Lý thuyết Dow là gì? 6 nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow là gì? 6 nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow

Trong bài viết này, nơi mà chúng ta sẽ tìm hiểu và khám phá một trong những lý thuyết quan trọng và cơ bản nhất trong lĩnh vực đầu tư – đó là lý thuyết Dow.

Đây được coi là bản thể  gốc của phân tích kỹ thuật, lý thuyết Dow cũng đã xác lập nền tảng cho nhiều nhà đầu tư thành công và trở thành một bộ công cụ vô cùng hữu ích trong việc hiểu và đánh giá thị trường. Vậy lý thuyết Dow là gì và những nguyên tắc cơ bản của nó như thế nào thì cùng mình tìm hiểu trong bài viết này.

Lý thuyết Dow là gì?

Lý thuyết Dow là một tập hợp hệ thống phân tích kỹ thuật nó tập trung vào việc nghiên cứu và phân tích biến động giá cả và thị trường chứng khoán.

Mục tiêu chính của lý thuyết Dow là đưa ra những dự đoán cũng như giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về xu hướng của thị trường và nhờ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư một cách thông minh và hiệu quả.

 

Bản chất của lý thuyết Dow là nhấn mạnh vào sự ổn định và đơn giản. Nó không sử dụng công thức hay chỉ báo kỹ thuật phức tạp mà dựa vào việc quan sát những biểu đồ giá và các mẫu xu hướng để rút ra nhận định về sự chuyển động của thị trường.

Xem thêm: Phương pháp Wyckoff là gì? 3 quy luật của Wyckoff mà bất kỳ ai cũng nên biết

Sự hình thành của lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow được hình thành bởi Charles Dow và Edward Jones vào cuối thế kỷ 19. Đầu tiên, họ sáng lập Dow Jones & Company và tạp chí The Wall Street Journal vào năm 1889.

Sau đó, Charles Dow tiếp tục nghiên cứu và phân tích các biến động giá trên thị trường chứng khoán. Ông nhận thấy rằng giá diễn ra theo các xu hướng có tính phổ biến và liên tục, không diễn ra một cách ngẫu nhiên.

Sau một thời gian họ tìm ra được ba loại xu hướng chính đó là : xu hướng chính, trung hạn và ngắn hạn.

Và nhờ vào các nguyên tắc cơ bản này, lý thuyết Dow đã trở thành nền tảng cho phân tích kỹ thuật và là một công cụ hữu ích giúp nhà đầu tư đánh giá xu hướng thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư.

6 nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến và sau đây sẽ là 6 nguyên tăc cơ bản của lý thuyết Dow.

1. Nguyên lý 1: Thị trường phản ánh tất cả

Nguyên lý này cho rằng tất cả những thông tin có thể ảnh hưởng đến giá đã được phản ánh trực tiếp ngay trong biểu đồ giá hiện tại của loại tài sản đó.

Điều này bao gồm tất cả các yếu tốnhuw kinh tế, tài chính, chính trị, xã hội và tâm lý của thị trường.

Vì vậy, theo lý thuyết Dow, mọi người không cần phải nghiên cứu tất cả các thông tin này một cách chi tiết mà thay vào đó là các nhà đầu tư chỉ cần xem biểu đồ giá để hiểu tình hình thị trường.

2. Nguyên lý 2: 3 xu thế của thị trường

Theo lý thuyết Dow thì thị trường luôn có 3 xu thế chính và mỗi xu thế sẽ mang những đặc điểm riêng như là:

  • Xu thế cấp một (Primary Movement) là xu hướng chính của thị trường và thường kéo dài trong một thời gian dài, từ vài tháng đến vài năm, nó có thể là xu hướng tăng hoặc xu hướng giảm. Xác định được xu thế cấp một có thể giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định mua, bán hoặc giữ lại tài sản theo hướng xu thế chung để tăng khả năng thành công hơn.
  • Xu thế cấp hai (Medium Swing) là một xu hướng con nhỏ hơn nằm bên trong xu hướng cấp một, nó kéo dài trong một khoảng thời gian từ vài tuần đến vài tháng. Trong xu thế cấp hai, giá cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào xu hướng chung của thị trường (xu hướng cấp một).
  • Xu hướng nhỏ (Short Swing): thời gian thể hiện của xu hướng này khá ngắn, thông thường không quá 3 tuần. Nó thường áp dụng để điều chỉnh các biến động giá ngược với xu hướng thứ hai.

Xem thêm: Trendline là gì? Cách xác định xu hướng của thị trường dành cho người mới

3. Nguyên lý 3: 3 giai đoạn trong xu thế chính

Trong lý thuyết Dow cũng chia ra xu thế chính thành 3 giai đoạn khác nhau và cụ thể:

  • Đối với xu hướng tăng sẽ được hình thành bởi 3 giai đoạn: tích lũy, tăng giá (bùng nổ) và quá độ (hưng phấn).
  • Đối với xu hướng giảm sẽ hình thành bởi 3 giai đoạn: phân phối, giảm giá (sụp đổ) và đóng cửa (tuyệt vọng).

Đối với xu hướng tăng:

  • Giai đoạn tích lũy: Giai đoạn này xuất hiện sau một thị trường giảm mạnh và di chuyển rất chậm, biểu thị sự tích lũy mua dần vào của những nhà đầu tư lớn. Giá sẽ dao động xung quanh một mức giá thấp và ít nhà đầu tư nhỏ lẻ mua vào.
  • Giai đoạn bùng nổ (tăng giá): Giai đoạn này là khi thị trường bắt đầu có những chuyển biến mạnh mẽ và tăng giá lên liên tục, khối lượng giao dịch ngày càng tăng cao do các nhà đầu tư nhỏ lẻ bắt đầu mua dần vào để mong chờ một cơ hội tiếp tục tăng giá.
  • Giai đoạn quá độ (hưng phấn): Trong giai đoạn này các tin tức tốt liên tục được tung ra để có thể làm nóng thị trường và từ đó càng ngày càng nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ mua vào liên tiếp dẫn đến một tình trạng hưng phấn tột độ, nhưng đây cũng chính là thời điểm các nhà đầu tư lớn bắt đầu có những động thái bán ra.

Đối với xu hướng giảm:

  • Giai đoạn phân phối: Đây vẫn sẽ là giai đoạn tiếp tục của giai đoạn trên, các nhà đầu tư lớn vẫn sẽ tiếp tục dụ các nhà đầu tư nhỏ lẻ mua vào và chờ một thời điểm nhất định họ sẽ bắt đầu xả hàng ra.
  • Giai đoạn giảm giá (sụp đổ): Đến đây thì khối lượng giao dịch mua vào hàng ngày không còn được nhiều như trước nữa mà bắt đầu có những động thái bán ra dần khiến một số nhà đầu tư nhỏ lẻ bên ngoài đang “nửa tin nửa ngờ” muốn mua vào để có cơ hội tăng giá vì giá rẻ nên mua số lượng nhiều hơn nhưng cũng sợ khi vào thì lại giảm giá.
  • Giai đoạn tuyệt vọng: Đến đây là lúc các nhà đầu tư lớn bán toàn bộ số lượng cổ phiếu mà mình đang có mà vì vậy toàn thị trường lao dốc giảm giá không phanh, lúc đó những nhà đầu tư đang cầm cổ phiếu không còn mong chờ tăng giá nữa mà chỉ mong có thể thoát ra càng sớm để tránh thiệt hại nặng nề nhất có thể. Nhưng tuy nhiên đây cũng là sự khởi đầu cho một giai đoạn tích lũy của xu thế tăng bắt đầu được hình thành.

4. Nguyên lý 4: Các chỉ số bình quân phải xác nhận lẫn nhau

Nguyên lý “Các chỉ số bình quân phải xác nhận lẫn nhau” trong lý thuyết Dow đơn giản là khi xu hướng mới bắt đầu, hai chỉ số quan trọng là Dow Jones Industrial Average (DJIA) và Dow Jones Transportation Average (DJTA) phải di chuyển theo cùng hướng.

Nếu DJIA tăng, DJTA cũng phải tăng và ngược lại. Sự xác nhận này giúp xác định xu hướng mới và đảm bảo tính đáng tin cậy của nó trước khi đưa ra các quyết định đầu tư.

5. Nguyên lý 5: Sử dụng khối lượng giao dịch để xác định xu hướng

Nguyên lý này nhấn mạnh rằng khối lượng giao dịch cần được sử dụng như một yếu tố quan trọng để xác định tính bền vững của xu hướng thị trường.

Theo nguyên lý này, khi giá cổ phiếu tăng hoặc giảm, khối lượng giao dịch cũng nên tăng lên. Nếu giá cổ phiếu tăng mà khối lượng giao dịch giảm hoặc giữ ở mức thấp, điều này có thể chỉ ra rằng xu hướng tăng không còn được mạnh và có thể không bền vững.

Tương tự, nếu giá cổ phiếu giảm mà khối lượng giao dịch giảm hoặc giữ ở mức thấp, xu hướng giảm cũng có thể không mạnh mẽ và có thể không kéo dài.

6. Nguyên lý 6: Xu hướng thị trường chính sẽ duy trì và chỉ biến động khi thị trường đảo chiều

Nguyên lý này khẳng định rằng xu hướng chính của thị trường sẽ tiếp tục kéo dài cho đến khi có dấu hiệu rõ ràng của sự đảo chiều, đồng thời các biến động giá chỉ xảy ra khi thị trường đang đảo chiều.

Cụ thể, trong giai đoạn xu hướng tăng (uptrend), giá sẽ liên tục đi lên và thị trường duy trì xu hướng tích cực cho đến khi có tín hiệu xác định rõ ràng của một xu hướng giảm (downtrend) mới bắt đầu.

Trong khi đó, trong giai đoạn xu hướng giảm, giá sẽ liên tục đi xuống và thị trường duy trì xu hướng tiêu cực cho đến khi có tín hiệu xác định rõ ràng của một xu hướng tăng mới bắt đầu.

Nhưng khi thị trường bắt đầu đảo chiều, có thể xuất hiện các biến động giá ngắn hạn. Các biến động này làm cho giá cổ phiếu dao động lên xuống một cách lỏng lẻo, nhưng thị trường vẫn giữ được hướng chung của xu hướng mới.

Nguyên lý này nhấn mạnh rằng không nên hoảng loạn với những biến động nhỏ trong xu hướng, mà cần tập trung vào các tín hiệu lớn và quan trọng để đưa ra quyết định đúng đắn.

Hạn chế của lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow là một trong những lý thuyết cơ bản và phổ biến tuy nhiên như mọi lý thuyết hay các chỉ báo khác nó cũng có những hạn chế cần được xem xét khi sử dụng.

  • Mức độ tương đối: Lý thuyết Dow thường được sử dụng để xác định xu hướng chung của thị trường, nhưng nó không cung cấp những dự báo cụ thể về giá hoặc thị trường trong tương lai. Do đó, việc dựa vào lý thuyết này để đưa ra quyết định đầu tư cụ thể có thể gặp khó khăn.
  • Không xem xét các yếu tố cơ bản: Lý thuyết Dow dựa vào phân tích kỹ thuật và không xem xét các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp hoặc thị trường. Điều này có nghĩa là nó có thể bỏ qua những thông tin quan trọng về doanh nghiệp hoặc ngành mà có thể ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu.
  • Khó khăn trong việc xác định điểm đảo chiều: Mặc dù lý thuyết Dow cung cấp một số quy tắc để xác định điểm đảo chiều của xu hướng nhưng việc đưa ra dự đoán chính xác về điểm đảo chiều thị trường vẫn là một thách thức lớn và không phải lúc nào cũng thành công
  • Mất thời gian và công sức: Áp dụng lý thuyết Dow đòi hỏi phân tích chi tiết đồ thị giá và thị trường trong một khoảng thời gian dài. Điều này đòi hỏi người đầu tư có kiên nhẫn và khả năng nắm bắt thông tin một cách chính xác

Tóm lại, lý thuyết Dow là một công cụ hữu ích trong việc hiểu và phân tích thị trường, nhưng nó không phải là giải pháp hoàn hảo và nên được kết hợp với các phương pháp và công cụ phân tích khác để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

Kết luận

Qua bài viết này chúng ta đã biết được lý thuyết Dow là gì và những nguyên lý cơ bản của nó, đây là một nguyên lý lâu đời nên để hiểu được và sử dụng cũng cần một thời gian học tập và rèn luyện khá dài nên khi áp dụng bạn cũng cần phải kiên trì với phương pháp này.