Cách xác định mức hỗ trợ và kháng cự trong trading cho người mới

Cách xác định mức hỗ trợ và kháng cự trong trading cho người mới

Trên thị trường tài chính, 2 chỉ báo hỗ trợ và kháng cự đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phân tích và dự đoán xu hướng giá cả.

Đây là hai khái niệm tạo ra các mức giá quan trọng trên biểu đồ đóng góp phần tạo nên cấu trúc của thị trường và tạo ra các tín hiệu giao dịch quan trọng.

Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu cho các bạn biết hỗ trợ và kháng cự là gì và cách sử dụng nó như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Hỗ trợ và kháng cự là gì?

Hỗ trợ và kháng cự (support và resistance) là một trong những khái niệm phổ biến nhất trong giao dịch tài chính, nhưng  có một điều đáng ngạc nhiên là hầu hết mọi người đều có ý kiến ​​​​riêng về cách đo lường hỗ trợ và kháng cự.

Đầu tiên chúng ta cùng xem qua những khái niệm cơ bản của nó.

Hỗ trợ và kháng cự (support và resistance)
Hỗ trợ và kháng cự (support và resistance)

Như bạn đã thấy trên trên biểu đồ giá đang đi một cách ngoằn ngoèo xuống lên xuống theo xu hướng đi lên nên bạn thấy biểu đồ này có thể cho biết xu hướng thị trường sắp tới sẽ “tăng giá”.

Khi giá tăng lên và sau đó giảm xuống, điểm cao nhất đạt được trước khi giảm xuống được gọi là điểm kháng cự .Các điểm kháng cự sẽ cho ta biết nơi nào sẽ có nhiều người bán.

Khi giá tiếp tục tăng, điểm thấp nhất đạt được trước khi bắt đầu được tăng lên gọi là mức hỗ trợ . Các mức hỗ trợ sẽ cho ta biết nơi nào sẽ có nhiều người mua.

Theo cách này, chúng ta sẽ biết được hỗ trợ và kháng cự liên tục được hình thành khi giá di chuyển lên hoặc xuống theo thời gian. Ngược lại, khi thị trường giảm nguyên tắc này có thể cũng áp dụng ngược lại.

Ý nghĩa của kháng cự và hỗ trợ 

Hỗ trợ và kháng cự không chỉ có ý nghĩa trong phân tích kỹ thuật và đầu tư, mà còn có tầm quan trọng đối với tâm lý giao dịch và quản lí rủi ro. Đây là những khái niệm tâm lý hỗ trợ nhà giao dịch trong việc đưa ra quyết định và tạo ra một kế hoạch quản lí rủi ro hiệu quả.

Về tâm lí khi giao dịch:

  • Hỗ trợ: Mức hỗ trợ trong tâm lý giao dịch có thể thúc đẩy nhà giao dịch cảm thấy tự tin và an tâm hơn. Khi giá đi lên mức hỗ trợ, nhà giao dịch có thể kỳ vọng rằng giá sẽ tăng hoặc ít nhất là ngừng giảm. Điều này có thể tạo ra một tâm lý tích cực, khiến họ tiếp tục giữ vững quan điểm hoặc đưa ra quyết định mua mới
  • Kháng cự: Mức kháng cự trong tâm lý giao dịch có thể gây ra cảm giác lo lắng hoặc hoài nghi. Mọi người có thể lo ngại rằng giá sẽ giảm hoặc không thể vượt qua mức kháng cự, khiến họ cảm thấy khó khăn trong việc đưa ra quyết định mua hoặc duy trì vị thế. Điều này có thể dẫn đến tâm lý hoạt động không hiệu quả và quyết định giao dịch bị thiếu đánh giá cẩn thận.

Về quản lí rủi ro:

  • Hỗ trợ: Mức hỗ trợ trong quản lí rủi ro có thể được sử dụng như một mức giá quan trọng để đặt lệnh dừng lỗ (stop-loss). Nếu giá giảm xuống mức hỗ trợ, điều này có thể là dấu hiệu cho thấy xu hướng giảm sẽ tiếp tục và bạn nên thoát khỏi vị thế để tránh thua lỗ lớn hơn
  • Kháng cự: Mức kháng cự trong quản lí rủi ro có thể hỗ trợ việc đặt mức lợi nhuận mong đợi hoặc mức giá để bán (take-profit). Khi giá tiến đến mức kháng cự, điều này có thể là dấu hiệu cho thấy xu hướng tăng sẽ dừng lại hoặc đảo chiều. Bạn có thể quyết định bán tại mức kháng cự để thu lời trước khi giá giảm.

Tóm lại, hỗ trợ và kháng cự không chỉ ảnh hưởng đến phân tích kỹ thuật và quyết định giao dịch, mà còn có tầm quan trọng đối với tâm lý giao dịch và quản lí rủi ro.

Hiểu rõ ý nghĩa của những mức giá này có thể giúp bạn tự tin hơn trong việc đưa ra quyết định và tạo ra các kế hoạch quản lí rủi ro hợp lý cho bản thân mình

Các yếu tố tạo nên kháng cự và hỗ trợ

Các yếu tố tạo nên kháng cự và hỗ trợ là những điểm quan trọng trong phân tích kỹ thuật và định hướng giá của một tài sản trong thị trường, những yếu tố chính bao gồm:

  1. Dòng tiền và cung cầu: Một trong những yếu tố chủ yếu tạo nên kháng cự và hỗ trợ là dòng tiền và cung cầu. Khi có nhiều nhà đầu tư quan tâm đến một mức giá cụ thể, tạo nên sự mua vào mạnh mẽ, thì mức đó trở thành một mức hỗ trợ, ngăn cản giá giảm sâu hơn. Tương tự, khi có nhiều nhà đầu tư sẵn sàng bán tại một mức giá cụ thể, tạo nên sự cung cầu bán cao, thì mức đó trở thành một mức kháng cự, ngăn cản giá tăng lên cao hơn
  2. Đỉnh và đáy cũ: Những mức giá đã từng là các đỉnh điểm (đỉnh cũ) hoặc đáy điểm (đáy cũ) quan trọng trong quá khứ cũng tạo thành các mức hỗ trợ và kháng cự. Khi giá tiến đến mức đỉnh cũ, nó có thể gặp khó khăn trong việc vượt qua mức này và trở thành một mức kháng cự. Ngược lại, khi giá tiến đến mức đáy cũ, nó có thể gặp khó khăn trong việc giảm xuống dưới mức này và trở thành một mức hỗ trợ
  3. Các chỉ báo kỹ thuật: Mọi người thường sử dụng các chỉ báo kỹ thuật như đường trung bình động, RSI (chỉ số sức mạnh tương đối), MACD (chỉ số dòng tiền động) và các công cụ khác để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự. Những chỉ báo này có thể cung cấp tín hiệu về sự đảo chiều giá hoặc xu hướng tiếp tục, giúp nhà giao dịch xác định các mức giá quan trọng
  4. Thời gian: Các mức hỗ trợ và kháng cự cũng có thể thay đổi theo thời gian. Mức hỗ trợ và kháng cự trong ngắn hạn có thể khác với mức trong dài hạn. Vì vậy, việc xác định các mức này cần xem xét đến khung thời gian mà nhà giao dịch đang phân tích

Những yếu tố này cùng nhau tạo ra những mức giá quan trọng và có ý nghĩa trong phân tích kỹ thuật và quyết định giao dịch.

Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

Xác định vùng hỗ trợ và kháng cự là quá trình quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Dưới đây là một số cách thường được sử dụng để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự:

Dựa vào đỉnh và đáy cũ:

Xác định các đỉnh và đáy trước đó trên biểu đồ giá và kết nối chúng để tạo ra các đường ngang. Các đáy quan trọng kết nối lại tạo thành vùng hỗ trợ, trong khi các đỉnh quan trọng kết nối lại tạo thành vùng kháng cự.

Xác định vùng hỗ trợ và kháng cự
Xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

Sử dụng đường trung bình động (MA):

Đường trung bình động là một công cụ phổ biến trong phân tích kỹ thuật giúp xác định các đường trung bình động như MA50 (50 ngày) hoặc MA200 (200 ngày) trên biểu đồ giá. Các vùng giá giao động xung quanh đường trung bình động thường là vùng hỗ trợ và kháng cự.

Xác định support và resistance nhờ vào MA
Xác định support và resistance nhờ vào MA

Sử dụng Fibonacci: Các mức Fibonacci là các mức giá quan trọng trong phân tích kỹ thuật, được tính toán dựa trên chuỗi các số Fibonacci. Các mức Fibonacci thường được sử dụng để xác định các vùng hỗ trợ và kháng cự.

Có rất nhiều loại Fibonacci nhưng ở đây chúng ta sẽ chỉ sử dụng Fibonacci Retracement (Fibonacci thoái lui). Các mức chính bao gồm 23.6%, 38.2%, 50%, 61.8%, và 78.6%. Các vùng giá gần nhất đến các mức Fibonacci này có thể tạo thành các vùng hỗ trợ và kháng cự quan trọng.

Cách sử dụng Fibonacci thoái lui là kéo từ đỉnh xuống đáy để xác định kháng cự và từ đáy lên đỉnh để tìm hỗ trợ.

Xác định support và resistance nhờ vào Fibonacci
Xác định support và resistance nhờ vào Fibonacci

Sử dụng các đường kênh giá: Đường kênh giá được tạo ra bằng cách kết nối hai hoặc nhiều điểm đáy hoặc đỉnh. Đường trung bình của các điểm này sẽ tạo thành đường kênh giá, trong đó các vùng phía trên và dưới đường kênh thường đại diện cho vùng kháng cự và hỗ trợ.

Và còn rất nhiều những cách xác định khác bạn có thể đọc và tìm hiểu thêm nhưng lưu ý rằng không có phương pháp duy nhất nào để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự vậy  nên mọi người thường cần kết hợp nhiều phương pháp và công cụ phân tích kỹ thuật để có cái nhìn toàn diện nhất.

Ngoài ra, việc xác định các mức này cũng cần có kỹ năng và kinh nghiệm của từng người, mỗi người sẽ có một góc nhìn riêng về toàn cảnh thị trường khác nhau và cách chơi cũng khác nhau.

Hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ?

Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, một số người cho rằng một mức hỗ trợ hoặc phản kháng sẽ bị phá vỡ nếu giá đóng cửa vượt qua mức đó. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy rằng điều này không phải lúc nào cũng đúng.

Lấy ví dụ trên và xem xét xem điều gì xảy ra khi giá đóng cửa dưới vùng hỗ trợ.

Trong trường hợp này, giá đóng cửa dưới mức hỗ trợ nhưng cuối cùng lại tăng trở lại trên mức này. Nếu bạn tin rằng đây là một cú “Break- phá vỡ” và đã short thì đã mất tiền.

Nhìn vào biểu đồ bạn có thể thấy rõ rằng mức hỗ trợ thực sự không bị phá vỡ, nó vẫn còn nguyên vẹn và giờ đây còn mạnh mẽ hơn.

Nhưng hỗ trợ đã bị “phá vỡ” cũng chỉ là tạm thời, vậy nên để lọc được những cú “Break” giả này thì bạn nên nhìn nhận hỗ trợ và kháng cự theo dạng “vùng” chứ không phải theo những con số.

Một số thông tin khác về hỗ trợ và kháng cự:

  • Khi giá vượt qua mức kháng cự, mức kháng cự đó có khả năng trở thành mức hỗ trợ.
  • Giá thử nghiệm test một mức kháng cự hoặc hỗ trợ càng thường xuyên mà không phá vỡ nó thì vùng kháng cự hoặc hỗ trợ đó càng mạnh.
  • Khi một lực hỗ trợ hoặc kháng cự bị phá vỡ, cường độ của giai đoạn tăng hoặc giảm tiếp theo phụ thuộc vào lực hỗ trợ hoặc kháng cự đã được giữ trước đó.

Cách giao dịch với hỗ trợ và kháng cự

Một số cách đơn giản để sử dụng hỗ trợ và kháng cự khi giao dịch

Giao dịch theo nguyên tắc “Bounce” 

  • Mua khi giảm giá gần đến mức hỗ trợ
  • Bán khi giá tăng đến gần mức kháng cự

Giao dịch theo nguyên tắc “Break” (phá vỡ)

  • Mua khi giá phá vỡ ngưỡng kháng cự 
  • Bán khi giá phá vỡ mức hỗ trợ 

Kết luận

Qua bài viết này chúng ta đã hiểu được về kháng cự và hỗ trợ là gì và cách xác định chúng như thế nào, đây là một trong những báo cáo mà hầu hết mọi người đều biết vì lợi ích của chúng mang đến, nhưng đừng vì thế mà chỉ tìm hiểu về hỗ trợ và kháng cự mà không nghiên cứu về các báo cáo khác.

Bạn có thể đọc thêm các bài viết khác của bên mình tại đây để có thể có thêm nhiều kinh nghiệm tích lũy và  sử dụng nó để có một hiệu quả tốt nhất khi giao dịch.