Drawdown là gì? Nên giữ tỉ lệ Drawdown trên 10% trong giao dịch

Drawdown là gì? Nên giữ tỉ lệ Drawdown trên 10% trong giao dịch

Thị trường tài chính thường phát triển theo từng giai đoạn từ việc tích lũy, bùng nổ và hạ nhiệt dần dần. Drawdown là một thuật ngữ thường được nhắc tới trong việc đầu tư, nó sẽ cho bạn biết được danh mục đầu tư của bạn có đang thực sự hiệu quả hay không nhất là ở từng giai đoạn của thị trường.

Khi danh mục đầu tư có vấn đề về việc tăng trưởng, bạn cũng cần phải xem lại danh mục đầu tư cũng như kiểm tra lại chiến lược, tầm nhìn của mình trong thời gian kế.

Bài viết dưới đây sẽ giải thích về drawdown là gì? và những điều mà bạn nên biết giúp cho việc đầu tư tốt hơn.

Drawdown là gì?

Drawdown được định nghĩa là sự sụt giảm giá trị của tài sản hoặc danh mục đầu tư từ mức đỉnh cao nhất đến mức thấp nhất trong một khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ, nếu danh mục đầu tư của bạn có giá trị 10.000$ và sau đó giảm xuống 8.000$  thì Drawdown trong trường hợp này là 20%. Drawdown giúp đo lường mức độ rủi ro và sự không ổn định của tài sản hoặc danh mục đầu tư, và nó thường được sử dụng để đánh giá hiệu suất của các quỹ đầu tư và các nhà quản lý danh mục.

Đây là một công cụ hữu ích để bạn có thể so sánh và đánh giá rủi ro tiềm ẩn trong các lựa chọn đầu tư khác nhau, giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư thông minh hơn.

Có những loại Drawdown nào?

Drawdown được phân loại theo một số cách khác nhau, dựa trên các yếu tố như thời gian, mức độ và trường hợp đầu tư cụ thể.

Dưới đây là 3 loại Drawdown chính:

  • Drawdown tuyệt đối (Absolute Drawdown): đo lường sự giảm giá trị của tài khoản từ mức cao nhất đã đạt được so với mức giá trị ban đầu. Giá trị của Absolute Drawdown được thể hiện bằng một số tiền nhất định chứ không phải là tỷ lệ phần trăm, do vậy bạn sẽ biết được số vốn bị lỗ tính từ thời điểm nạp tiền vào tài khoản đến thời điểm hiện tại.
    Ví dụ: Nếu bạn bắt đầu đầu tư với 1.000$ và tài khoản của bạn tăng lên 1.500$ rồi giảm xuống 1.200$ thì Absolute Drawdown là 300$.
  • Drawdown tối đa (Maximum Drawdown – MDD): MDD chỉ sự giảm giá trị từ đỉnh cao nhất tới đáy thấp nhất  trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là một chỉ số quan trọng đánh giá rủi ro và thường được sử dụng để so sánh các quỹ đầu tư với nhau.
    Ví dụ: Nếu danh mục đầu tư của bạn giảm từ 10.000$ xuống 6.000$, rồi tăng lên 8.000$ và giảm lại 7.000$ thì  Maximum Drawdown trong trường hợp này là 40% (từ $10.000 xuống 6.000$).
  • Drawdown tương đối (Relative Drawdown): là giá trị của Maximum Drawdown/Đỉnh cao nhất của vốn. Dựa vào giá trị này bạn có thể biết mình thua lỗ bao nhiêu phần trăm.

Ý nghĩa của tỷ lệ Drawdown trong giao dịch

Drawdown là chỉ số thường xuyên được xuất hiện trong giao dịch tài chính, nó trở thành một phép đo đầy thông minh trong việc phân tích rủi ro và thua lỗ.

Ngoài ra nó cho ta thấy được một dấu hiệu báo trước, đánh giá chính xác mức độ bền vững của một chiến lược đầu tư, cũng như những điểm yếu có thể tồn tại trong kế hoạch quản trị của các quỹ.  Vậy nên, việc hiểu được ý nghĩa của drawdown trước khi bắt đầu quá trình đầu tư là vô cùng quan trọng, và ý nghĩa cụ thể bao gồm:

  • Đánh giá rủi ro: giúp bạn có thể nhận thấy được mức độ rủi ro mà tài khoản hoặc danh mục đầu tư của bạn sắp phải đối mặt. Một tỷ lệ Drawdown cao có thể chỉ ra rằng có quá nhiều rủi ro trong chiến lược giao dịch của bạn.
  • Phân tích hiệu suất: giúp bạn đánh giá hiệu suất tương đối và chọn lựa chiến lược phù hợp với mức độ rủi ro bạn chấp nhận được.
  • Quản lý vốn: giúp bạn trong việc quản lý vốn hiệu quả, từ đó đưa ra các quyết định về kích thước giao dịch, đòn bẩy và cách phân bổ vốn giữa các tài sản.
  • Mục tiêu đầu tư: Bằng cách phân tích tỷ lệ Drawdown, bạn có thể chọn lựa chiến lược hoặc sản phẩm đầu tư phù hợp với mục tiêu, nguyên tắc đầu tư, và mức độ chấp nhận rủi ro của mình.

Nhìn chung, tỷ lệ Drawdown là một công cụ đa dạng và mạnh mẽ trong việc phân tích và đưa ra quyết định giao dịch. Nó cung cấp thông tin quan trọng về rủi ro và hiệu suất, giúp bạn điều chỉnh và tối ưu chiến lược đầu tư của mình.

Một số người có thể coi tỷ lệ Drawdown dưới 10% là an toàn, trong khi người khác có thể chấp nhận tỷ lệ lên đến 20% hoặc hơn.

Cách kiểm soát Drawdown trong giao dịch

Cách kiểm soát được tỷ lệ Drawdown ở dưới mức thấp luôn là một thử thách tâm lý với các nhà đầu tư bởi khi tỷ lệ này lên cao sẽ kéo theo lòng tham của các nhà đầu tư cũng sẽ tương đương như vậy, cho nên nếu muốn kiểm soát được tỷ lệ Drawdown dưới mức thấp bạn cần có những chiến lược cũng như một kế hoạch cụ thể, dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng và làm theo để kiểm soát tỷ lệ Drawdowm này.

  • Xác định mức rủi ro có thể chấp nhận: Việc xác định mức rủi ro này phải nên phù hợp với chiến lược đầu tư và mục tiêu tài chính của bạn.
  • Đa dạng hóa tài sản: Việc đầu tư vào nhiều loại tài sản khác nhau có thể giúp giảm thiểu tỷ lệ Drawdown. Nếu một loại tài sản giảm giá trị, sự giảm giá trị đó có thể được bù đắp bởi các loại tài sản khác.
  • Sử dụng lệnh stop loss: Lệnh stop loss giúp bạn bán một tài sản khi giá giảm xuống một mức cụ thể, giúp giảm thiểu tổn thất có thể nhận phải.
  • Phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản: Sử dụng các công cụ phân tích để nắm bắt xu hướng thị trường và điều chỉnh danh mục đầu tư theo xu hướng đó có thể giúp kiểm soát tỷ lệ này.
  • Thống kê lại: Việc đánh giá và điều chỉnh định kỳ lại danh mục đầu tư thường xuyện giúp bạn đảm bảo danh mục vẫn phù hợp với mục tiêu và chiến lược đã đề ra cũng như kiểm soát được Drawdown.
  • Hạn chế sử dụng đòn bẩy: Sử dụng đòn bẩy có thể gia tăng lợi nhuận, nhưng cũng tăng nguy cơ tăng Drawdown. Việc hạn chế sử dụng đòn bẩy có thể giảm thiểu nguy cơ  thua lỗi cho tài khoản của bạn.

Kết luận

Qua bài viết này chúng ta đã hiểu được khái niệm Drawdown là gì và những tỷ lệ liên quan tới nó, đây không chỉ là một con số mà nó là bản đồ chỉ dẫn cho bạn cách quản lý rủi ro và kiểm soát lợi nhuận trong thị trường tài chính.

Vậy nên bạn cần tìm hiểu và xác định tỷ lệ này một cách phù hợp để tạo nên sự cân bằng giữa việc bảo vệ vốn và tận dụng cơ hội. Hãy coi nó như một người bạn đồng hành, giúp bạn định hình và phát triển trong hành trình giao dịch.