Divergence là gì? Các dạng phân kỳ trong phân tích kỹ thuật

Divergence là gì? Các dạng phân kỳ trong phân tích kỹ thuật

Trong thị trường giao dịch tài chính một thuật ngữ mà không nhất quán giữa các chỉ báo kỹ thuật cũng không nhất quán theo biểu đồ giá cả thì đó chỉ có thể là Divergence (phân kỳ). Nó giúp cho các nhà đầu tư dự đoán được sự thay đổi xu hướng và đưa ra tín hiệu mua bán thích hợp trong một số thời điểm nhất định.

Vậy Divergence (phân kỳ) là gì và tại sao nó lại lợi hại như vậy thì cùng mình tìm hiểu qua bài viết này.

Divergence là gì?

Divergence (phân kỳ) là hiện tượng giá di chuyển theo một hướng nhưng chỉ báo lại di chuyển theo hướng ngược lại. Hướng di chuyển sẽ được xác định bằng đỉnh và đáy của giá và chỉ báo.

Dựa vào tín hiệu phân kỳ, nhà đầu tư có thể xác định xu hướng  tiếp theo của giá và đây cũng  là tín hiệu tốt để nhà đầu tư tham gia giao dịch.

Ý nghĩa hình thành Divergence (phân kỳ)

Ý nghĩa hình thành phân kỳ (Divergence) trong giao dịch là cung cấp tín hiệu và thông tin quan trọng về sự biến đổi của thị trường tài chính, giúp trader đánh giá và dự đoán xu hướng tiếp theo của giá cả. Khi phân kỳ xảy ra, nó thường báo hiệu một sự không ổn định hoặc thay đổi trong xu hướng hiện tại của thị trường, cũng như cung cấp các tín hiệu đảo chiều tiềm năng.

Khi xuất hiện phân kỳ, trader thường nắm bắt các tín hiệu quan trọng như:

  • Tín hiệu đảo chiều: Bullish Divergence xuất hiện khi giá cả đang giảm nhưng các chỉ báo kỹ thuật lại cho thấy sự tăng trưởng tiềm năng sắp diễn ra. Điều này báo hiệu rằng xu hướng giảm có thể đang tiếp điểm và một xu hướng tăng mới có thể sắp bắt đầu. Ngược lại, Bearish Divergence xuất hiện khi giá cả đang tăng nhưng các chỉ báo kỹ thuật lại cho thấy sự suy yếu rõ, báo hiệu rằng xu hướng tăng có thể đang suy giảm và một xu hướng giảm mới có thể bắt đầu.
  • Xác định điểm vào và điểm ra: Phân kỳ giúp trader xác định các điểm mua vào khi xu hướng đảo chiều và điểm bán ra khi xu hướng bắt đầu suy yếu, từ đó giúp tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.
  • Cung cấp cái nhìn tổng thể: Phân kỳ (Divergence) giúp bạn có cái nhìn tổng thể hơn về sự biến động của thị trường và đánh giá tình hình một cách khách quan.

Ý nghĩa sự hình thành phân kỳ là giúp bạn nhận biết các tín hiệu quan trọng trong thị trường, từ đó hỗ trợ việc đưa ra quyết định giao dịch thông minh và tối ưu hóa lợi nhuận.

Các loại Divergence (phân kỳ) thường gặp

Dựa vào các đặc điểm, hình thái mà người ta chia phân kỳ ra làm 3 loại chính là: Regular Divergence (phân kỳ thường), Hidden Divergence (phân kỳ ẩn), Exaggerated Divergence (phân kỳ phóng đại). Mỗi loại sẽ cung cấp những tín hiệu khác nhau và cụ thể chúng là gì cùng mình tìm hiểu phần sau.

1. Phân kỳ thường (Regular Divergence)

Loại phân kỳ này xuất hiện khi biểu đồ giá và các chỉ báo kỹ thuật không đồng thuận với nhau trong hình dạng của các đỉnh và các đáy. Cụ thể phân kỳ thường có hai dạng chính:

  • Bullish Regular Divergence (Phân kỳ dương- phân kỳ tăng giá): Xuất hiện khi biểu đồ giá tạo ra các đáy ngang hoặc đáy giảm, trong khi các chỉ báo kỹ thuật lại chỉ ra là các đáy ngang hoặc đáy tăng. Điều này thường báo hiệu rằng xu hướng giảm có thể đang yếu đi và một xu hướng tăng có thể sắp diễn ra.
  • Bearish Regular Divergence (Phân kỳ âm- phân kỳ giảm giá): Xuất hiện khi biểu đồ giá tạo ra các đỉnh ngang hoặc đỉnh tăng, trong khi các chỉ báo kỹ thuật lại chỉ ra là các đỉnh ngang hoặc đỉnh giảm. Điều này báo hiệu rằng xu hướng tăng có thể đang suy yếu và một xu hướng giảm có thể sắp diễn ra.

Ví dụ với phân kỳ tăng: Khi bạn đang theo dõi một cổ phiếu có xu hướng giảm trong một thời gian dài. Biểu đồ giá của cổ phiếu này hiển thị cho thấy các đáy liên tiếp càng ngày càng thấp.

Nhưng song song đó bạn lại thấy được chỉ báo kỹ thuật (ví dụ: RSI hoặc MACD) lại cho thấy các đáy này ngang bằng hoặc đáy tăng. Điều này báo hiệu rằng lực bán đang giảm và một sự đảo chiều có thể sẽ xảy ra, xu hướng giảm đang kết thúc và một xu hướng tăng mới có thể sắp bắt đầu. Phân kỳ âm cũng có ý nghĩa ngược lại như vậy.

2. Phân kỳ ẩn (Hidden Divergence)

Loại phân kỳ này xuất hiện khi biểu đồ giá và các chỉ báo kỹ thuật không được đồng thuận với nhau trong cùng các đỉnh và đáy ở giai đoạn điều chỉnh của xu hướng chính. Cụ thể gồm hai dạng phân kỳ ẩn chính:

  • Bullish Hidden Divergence (Phân kỳ ẩn tăng): Xuất hiện khi đồ thị giá tạo đáy mới thấp hơn, nhưng đồ thị của chỉ báo kỹ thuật tạo đáy mới cao hơn. Điều này cho thấy sự yếu hơn trong đà giá giảm và có thể là dấu hiệu của một đảo chiều tăng giá trong tương lai.
  • Bearish Hidden Divergence (Phân kỳ ẩn giảm): Xuất hiện  khi đồ thị giá tạo đỉnh mới cao hơn, nhưng đồ thị của chỉ báo kỹ thuật tạo đỉnh mới thấp hơn. Điều này cho thấy sự yếu hơn trong đà giá tăng và có thể là dấu hiệu của một đảo chiều giảm giá trong tương lai.

3. Phân kỳ phóng đại (Extended Divergence)

Loại phân kỳ  này xuất hiện khi giá tạo 2 đáy bằng nhau, tuy nhiên chỉ báo lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước, phân kỳ phóng đại được chia ra làm  loại bao gồm:

  • Exaggerated Bullish Divergence (Phân kỳ phóng đại chiều tăng): Xuất hiện khi giá tạo 2 đáy bằng nhau, nhưng chỉ báo lại tạo đáy sau cao hơn đáy trước. Tín hiệu này cho thấy xu hướng ngang sắp kết thúc và một xu hướng tăng mới sắp diễn ra.
  • Exaggerated Bearish Divergence (Phân kỳ phóng đại chiều giảm): Xuất hiện khi giá hình thành 2 đỉnh bằng nhau, nhưng chỉ báo lại tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Đây là dấu hiệu dự báo xu hướng đi ngang sắp kết thúc và và một xu hướng giảm mới sắp diễn ra.

Các chỉ báo nhận diện và xác định phân kỳ

Các chỉ báo kỹ thuật có thể được sử dụng để nhận diện và xác định phân kỳ. Dưới đây là một số chỉ báo phổ biến nhận diện và xác định phân kỳ

1. RSI (Relative Strength Index)

RSI là một chỉ báo phổ biến được sử dụng để đo lường sức mạnh của xu hướng và tốc độ và quy mô của thay đổi giá cả. Khi RSI tạo ra các đáy ngang hoặc đáy tăng trong khi giá cả tạo ra các đáy ngang hoặc đáy giảm, đó là Bullish Regular Divergence.

Ngược lại, khi RSI tạo ra các đỉnh ngang hoặc đỉnh giảm trong khi giá cả tạo ra các đỉnh ngang hoặc đỉnh tăng, đó là Bearish Regular Divergence.

2. MACD (Moving Average Convergence Divergence)

MACD là một chỉ báo sử dụng sự chênh lệch giữa hai đường trung bình động để xác định xu hướng và sự thay đổi giá cả.

Khi MACD tạo ra các đáy ngang hoặc đáy tăng trong khi giá cả tạo ra các đáy ngang hoặc đáy giảm, đó là Bullish Regular Divergence. Khi MACD tạo ra các đỉnh ngang hoặc đỉnh giảm trong khi giá cả tạo ra các đỉnh ngang hoặc đỉnh tăng, đó là Bearish Regular Divergence.

3. Stochastic Oscillator

Stochastic là một chỉ báo dựa trên giá cả so với phạm vi giá trong một khoảng thời gian xác định. Khi Stochastic tạo ra các đáy ngang hoặc đáy tăng trong khi giá cả tạo ra các đáy ngang hoặc đáy giảm, đó là Bullish Regular Divergence.

Khi Stochastic tạo ra các đỉnh ngang hoặc đỉnh giảm trong khi giá cả tạo ra các đỉnh ngang hoặc đỉnh tăng, đó là Bearish Regular Divergence.

Nhìn vào các chỉ báo kỹ thuật này, bạn có thể nhận diện và xác định các loại phân kỳ thông qua sự không được giống nhau giữa giá cả và chỉ báo kỹ thuật, từ đó đưa ra các quyết định giao dịch hiệu quả.

Một số hạn chế của phân kỳ (Divergence)

Phân kỳ (Divergencr) có thể là một công cụ hữu ích trong việc quản lý rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận trong giao dịch, nhưng không có gì là hoàn hảo và nó cũng có các điểm hạn chế như:

  • Không chắc chắn về giá: Phân kỳ có thể dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội khi giá tiếp tục tăng sau khi đã đạt được mức giá mục tiêu. Nếu thị trường tiếp tục đi lên và không quay trở lại mức giá mục tiêu, bạn sẽ mất đi cơ hội này
  • Phụ thuộc vào dự đoán: Phân kỳ đòi hỏi bạn phải đưa ra dự đoán về xu hướng giá tương lai. Nếu dự đoán sai, giao dịch có thể không thành công hoặc thậm chí làm bạn mất tiền.
  • Mất cơ hội với biến động lớn: Trong thị trường biến động mạnh, giá có thể vượt qua mức phân kỳ của bạn mà không thực hiện được lệnh, khiến bạn bỏ lỡ cơ hội.

Kết luận

Qua bài viết trên mình đã cung cấp cho các bạn biết được phân Divergencr (phân kỳ) là gì và gồm những loại nào, bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn các dạng khác để có thể có một góc nhìn tổng quan hơn về thị trường.

Hi vọng những kiến thức này sẽ hữu ích với bạn và nhờ nó trong tương lai bạn có thể dùng nó để giao dịch và kiếm được tiền.