Bên cạnh các loại lệnh như take profit, stop loss, buy limit, sell limit,… thì lệnh buy stop cũng thường được sử dụng phổ biến bởi những người theo trường phái price action trong thị trường tài chính. Lệnh này rất quan trọng cho phép người mua có thể mua nhanh các loại tài sản mà họ cần mua và được xem là nhu cầu tất yếu của thị trường.
Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu về lệnh Buy Stop là gì? và cách thức hoạt động của lệnh này.
Nội dung chính
Buy stop là gì?
Buy stop (còn được gọi là “stop-buy” hoặc “stop order to buy”) là một loại lệnh giao dịch trong thị trường tài chính, lệnh này được sử dụng khi bạn muốn mua một tài sản (ví dụ: cổ phiếu, tiền điện tử) với giá cao hơn mức giá hiện tại trên thị trường.
Cơ chế hoạt động của buy stop là khi bạn đặt lệnh mua với mức giá cao hơn so với giá thị trường thời điểm hiện tại, khi giá của tài sản đó đạt hoặc vượt qua mức mà bạn đã đặt thì lệnh buy stop sẽ tự động được kích hoạt và chuyển thành một lệnh mua (buy order) với mức giá của thị trường hiện tại hoặc cao hơn.
Ví dụ: Khi giá của một cổ phiếu ABC đang giao dịch ở mức 50$ và bạn dự đoán nếu giá vượt qua 55$, nó có thể tăng mạnh hơn. Vì vậy bạn đã đặt một lệnh buy stop ở mức giá là 55$.
Khi giá cổ phiếu đạt đén hoặc vượt qua mức giá 55$ thì khi đó lệnh buy stop của bạn sẽ được kích hoạt và bạn sẽ bắt đầu mua cổ phiếu với giá thị trường lúc đó hoặc cao hơn (ví dụ: 56$).
Lệnh buy stop được sử dụng như một công cụ để tham gia vào một xu hướng tăng giá có thể xảy ra sắp tới, nhưng chỉ khi giá đã vượt qua một ngưỡng quan trọng mà bạn đã xác định trước đó.
Ý nghĩa của Buy stop
So với các loại lệnh giao dịch khác trong thị trường tài chính, lệnh buy stop không được sử dụng phổ biến. Nhưng đối với những nhà đầu tư tuân theo chiến lược giao dịch theo xu hướng phá vỡ (breakout), họ thường khá thiên về việc sử dụng loại lệnh này.
Đặc điểm nổi bật của buy stop là nó chỉ được kích hoạt khi các nhà đầu tư hy vọng rằng giá sẽ tiếp tục đi lên và vượt qua mức kháng cự đặt trước.
Đôi khi, những nhà đầu tư không thể dành toàn bộ thời gian của mình để theo dõi liên tục sự biến động của thị trường. Đây là nơi mà lệnh buy stop có thể chứng tỏ được giá trị của mình.
Khi đặt lệnh buy stop, các nhà đầu tư có thể đảm bảo rằng họ sẽ không bỏ lỡ cơ hội giao dịch có lợi, ngay cả khi họ không thể tiếp tục quan sát thị trường thì họ vẫn có thể tận dụng những biến động giá theo hướng lợi ích cho mình, mà không phải lo lắng bỏ lỡ những cơ hội tiềm năng.
Ưu – Nhược điểm của lệnh Buy stop
Tương tự như các loại lệnh giao dịch khác trong thị trường thì Buy Stop có cả ưu và nhược điểm. Hiểu rõ những điểm mạnh và điểm yếu này sẽ giúp bạn biết cách sử dụng lệnh này một cách hiệu quả.
Ưu điểm của Buy stop
Buy Stop là một loại lệnh chờ cần thiết và vô cùng hiệu quả trong các chiến lược giao dịch theo xu hướng phá vỡ (breakout). Dưới đây là một số lợi ích khi sử dụng lệnh Buy Stop:
- An toàn: Đa số những người giao dịch theo chiến lược breakout thường tuân theo nguyên tắc “mua khi giá vượt lên và bán khi giá hạ thấp”, và họ chỉ thực hiện giao dịch khi giá vượt qua kháng cự. Với cách tiếp cận này, rủi ro sẽ giảm đi đáng kể nếu thị trường di chuyển theo hướng ngược lại với dự đoán.
- Giảm thiểu rủi ro: Mặc dù điểm vào lệnh khi sử dụng buy stop có thể không tối ưu như khi sử dụng buy limit, nhưng nó lại an toàn hơn. Lý do là không phải mọi lần giá breakout thì nó đều quay lại kiểm tra lại mốc phá vỡ đó.
- Tiết kiệm thời gian: Khi bạn dự đoán rằng giá sẽ vượt qua kháng cự và tăng mạnh mẽ, nhưng họ không có đủ thời gian để liên tục quan sát thị trường, lệnh buy stop sẽ là lựa chọn sáng suốt nhất lúc này.
- Kiểm soát tâm lý: Khi lệnh buy stop được cài đặt sẵn, bạn sẽ không bị ảnh hưởng bởi những biến động tâm lý khi giao dịch. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu những trường hợp bất chợt xảy ra như chấp nhận lỗ hoặc chốt lời quá sớm.
Nhược điểm của Buy stop
Nhược điểm của lệnh Buy stop bao gồm:
- Không đảm bảo lệnh được thực hiện: Mặc dù lệnh Buy stop có khả năng tự động kích hoạt khi giá đạt mức mục tiêu, nhưng không có gì đảm bảo rằng giao dịch sẽ được thực hiện chính xác ở mức giá bạn mong muốn. Trong thị trường có biến động cao hoặc thiếu thanh khoản, giá có thể nhảy lên và xuống nhanh chóng, dẫn đến việc thực hiện giao dịch ở mức giá không như ý muốn.
- Chịu rủi ro gấp đôi: Vì lệnh buy stop là lệnh mua tại mức giá cao hơn, nếu giá không vượt qua mức giá kích hoạt, bạn có thể đối mặt với rủi ro chịu lỗ do giá tiếp tục giảm và bạn đã đặt lệnh mua ở mức giá cao hơn.
- Phụ thuộc vào xu hướng: Lệnh buy stop thường được sử dụng trong chiến lược giao dịch theo xu hướng, do đó nó không hiệu quả trong thị trường dao động hoặc khi giá dao động quanh một mức giá cụ thể mà không hình thành xu hướng rõ ràng.
Như vậy, việc sử dụng lệnh buy stop cần cân nhắc kỹ lưỡng và phù hợp với chiến lược giao dịch và phân tích thị trường của bạn.
Khi nào nên dùng Buy stop?
Buy Stop là một dạng lệnh chờ khá an toàn, tuy nhiên không phải lúc nào cũng nên áp dụng Buy Stop và dưới đây là sẽ là những trường hợp để sử dụng buy stop hiệu quả nhất:
- Không đủ thời gian để quan sát thị trường: Nếu việc giao dịch chỉ chiếm một phần nhỏ trong số các hoạt động hàng ngày của bạn thì việc sử dụng lệnh chờ buy Stop là một lựa chọn đáng cân nhắc. Bởi lẽ, khi áp dụng lệnh này, bạn không cần phải liên tục giám sát biểu đồ giá, mà chỉ cần phân tích thị trường và cài đặt mức giá khớp lệnh, mức giá cắt lỗ và chốt lời trong buy stop, sau đó chỉ cần kiểm tra thị trường từ thời gian này sang thời gian khác để cập nhật các thay đổi mới.
- Cảm xúc chi phối quá lớn: Việc chấp nhận lỗ (gồng lỗ) không phải lúc nào cũng dễ dàng, và ngay khi thị trường chỉ mới hồi phục đã vội vàng chốt lời thì điều này là tình hình chung của hầu hết các nhà giao dịch. Dù đã xác định được xu hướng chính, nhưng tại mỗi thời điểm, giá sẽ có các đợt điều chỉnh tăng/giảm hoặc hồi về. Nếu không kiểm soát được tâm lý, bạn sẽ rất dễ rơi vào trạng thái chốt lời sớm hoặc dời thả SL để chấp nhận lỗ. Những vấn đề này sẽ được giải quyết nếu sử dụng đúng cách lệnh Buy stop được cài đặt sẵn.
- Đã có kiến thức và kinh nghiệm đầy đủ: Để thiết lập Buy Stop, người giao dịch cần phải có kiến thức và khả năng phân tích biến động giá. Vì vậy, nếu bạn mới bắt đầu và chưa có nhiều kinh nghiệm, việc sử dụng Buy Stop có thể không phải là lựa chọn phù hợp.
Cách sử dụng lệnh Buy Stop
Hầu hết những nhà đầu tư theo trường phái giao dịch breakout cực kỳ thích sử dụng lệnh buy stop, đơn giản vì lợi nhuận nó mang về một khi đã xác định chính xác xu hướng cộng với sự biến động mạnh của thị trường là rất lớn.
Để sử dụng lệnh buy stop một cách hiệu quả thì đây là chiến lược bạn có thể tham khảo qua.
Đây là một chiến lược tương đối cơ bản và để triển khai, bạn trước tiên cần xác định vùng sideway hoặc các mẫu giá. Thay vì đợi giá phá vỡ, bạn có thể đặt trước lệnh Buy Stop tại các điểm và mong đợi giá sẽ tăng để tối đa hóa lợi nhuận.
Có nhiều mẫu giá cung cấp tín hiệu mua sau khi phá vỡ như: mẫu 2 đáy, 3 đáy, vai đầu vai ngược, tam giác tăng, cờ đuôi nheo tăng, cốc tay cầm thuận,…
Sau khi xác định được mẫu giá, nếu bạn không có thời gian quan sát biểu đồ để chờ giá đến điểm mong muốn để khớp lệnh trên thị trường. Lúc này, bạn có thể đặt lệnh Buy Stop để đón đầu breakout.
Cách đặt lệnh và dừng lỗ sẽ phụ thuộc vào từng mẫu mô hình giá khác nhau. Chốt lời theo tỷ lệ mong muốn của bạn hoặc tương đương với chiều cao của từng mô hình giá.
Kết luận
Qua bài viết này chúng ta thấy được Buy Stop là một công cụ có thể giúp bạn mở ra các cơ hội gia tăng lợi nhuận trong giao dịch, nhưng cũng không thiếu những rủi ro và thách thức. Khi sử dụng lệnh Buy Stop, điều quan trọng là bạn cần phải xác định rõ mục tiêu, chiến lược giao dịch của mình và luôn sẵn lòng điều chỉnh theo tình hình thực tế của thị trường.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng không có công cụ nào là hoàn hảo và mỗi công cụ, mỗi chiến lược đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Bạn hãy tận dụng chúng một cách linh hoạt nhất để đưa ra những chiến lược phù hợp cho bản thân mình.