Breakout là một khái niệm quan trọng trong phân tích kỹ thuật, nó không chỉ đơn thuần là một biểu đồ giá vượt qua mức hỗ trợ, kháng cự mà còn thể hiện sự mạnh mẽ của thị trường, khởi điểm cho một sự bùng phát và tiềm năng lợi nhuận lớn.
Vậy Breakout là gì và cách nhận biết nó như thế nào thì cùng mình tìm hiểu qua bài viết này.
Nội dung chính
Breakout là gì?
Trong giao dịch và phân tích kỹ thuật, breakout là một thuật ngữ để chỉ sự tăng giá mạnh mẽ và đột ngột của một loại cổ phiếu hoặc tài sản nhất định, lúc đó giá khi Breakout sẽ vượt qua một ngưỡng giá quan trọng nào đó, có thể là kháng cự hỗ trợ hoặc đường chéo (trendline).
Đây là một sự kiện quan trọng trong phân tích kỹ thuật vì nó thường tạo các ra cơ hội lớn cho nhà giao dịch và nhà đầu tư.
Các nhà đầu tư có thể tận dụng sự bứt phá mạnh mẽ này để vào lệnh và tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, không phải cú breakout cũng diễn ra thành công, vì thế bạn cần phải xác nhận thêm khối lượng giao dịch tại khu vực phá vỡ đó để chắc chắn hơn về quyết định của mình.
Các loại Breakout trong thị trường Forex
Có 2 loại Breakout chính mà chúng ta cần tìm hiểu đó là Breakout thật (True Breakout) và Breakout giả (False Breakout).
Bạn cần phải nhận biết và nắm rõ các đặc điểm cũng từng loại này để khi bước vào giao dịch chúng ta sẽ đưa ra được những quyết định tối ưu nhất.
1. Breakout thật (True Breakout)
Breakout thật xảy ra khi giá vượt qua một ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng và tiếp tục di chuyển theo hướng Breakout.
Đây là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy lực cung hoặc lực cầu đang chiếm ưu thế, dẫn đến sự gia tăng mạnh mẽ của xu hướng giá.
Breakout thật thường đi kèm với khối lượng giao dịch tăng cao và là dấu hiệu cho thấy sự tham gia của nhiều nhà đầu tư trong sự di chuyển giá mới.
Một số trường hợp Breakout thật diễn ra:
- Breakout khỏi vùng tích luỹ đi ngang
- Breakout khỏi đường trendline
- Breakout khỏi mô hình giá
2. Breakout giả (False Breakout)
Breakout giả xảy ra khi giá vượt qua một ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng, nhưng sau đó quay lại trong phạm vi thị trường trước đó.
Đây là trường hợp khi giá tạm thời “đột ngột” vượt qua ngưỡng giá quan trọng nhưng không tiếp tục theo hướng Breakout thực sự.
Breakout giả thường làm cho các nhà giao dịch bị nhầm lẫn và có thể dẫn đến việc mở các vị thế không đúng hướng, gây thua lỗ hoặc không có lợi nhuận.
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy giá vượt khỏi đường kháng cự, nhưng không di chuyển theo hướng phá vỡ mà bất ngờ đảo chiều đi xuống.
Dấu hiệu nhận biết Breakout thành công
Dấu hiệu nhận biết Breakout thành công có thể dựa vào một số yếu tố và chỉ báo kỹ thuật trên biểu đồ giá nhờ vậy sẽ tạo ra được nhiều cơ hội để các nhà đầu tư mua vào hoặc cũng có thể tránh được những Breakout giả. Dưới đây là một số cách nhận biết Breakout thành công.
- Sử dụng giá đóng cửa: Dấu hiệu quan trọng nhất để nhận biết Breakout thành công là giá đóng cửa ổn định ở ngoài vùng tích lũy hoặc vượt qua mức hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng. Nếu giá chỉ đi qua mức này một cách tạm thời mà không đóng cửa trên hay dưới mức này thì đó có thể là một Breakout giả.
- Dựa vào khối lượng giao dịch: Khi Breakout xảy ra, khối lượng giao dịch thường gia tăng đáng kể so với khối lượng ngày thường. Điều này thể hiện sự tham gia mạnh mẽ của các nhà giao dịch khi bên mua hoặc bên bán có một sự áp đảo mạnh hoàn toàn so với bên còn lại, điều này củng cố cho tính xác thực của Breakout thành công.
- Giá quay lại retest vùng phá vỡ: Giá sau khi breakout sẽ quay lại retest vùng phá vỡ một lần nữa rồi mới tiếp tục di chuyển theo hướng phá vỡ.
- Dựa vào các chỉ báo: Sử dụng các chỉ báo kỹ thuật khác như Moving Averages (MA), RSI (Relative Strength Index), Bollinger Bands để xác nhận xu hướng và tính xác thực của Breakout
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không có một dấu hiệu duy nhất nào đảm bảo rằng Breakout sẽ thành công.
Và để tránh rơi vào Breakout giả và giảm thiểu rủi ro, các nhà giao dịch thường sử dụng nhiều dấu hiệu và công cụ phân tích kỹ thuật khác nhau để đưa ra quyết định giao dịch hợp lý.
Chiến lược giao dịch Breakout
Khi tìm thấy được một dấu hiệu có thể Breakout thành công thì đây có thể là một cơ hội tốt để bạn có thể vào lệnh và bắt đầu giao dịch, sau đây sẽ là một chiến lược giao dịch Breakout bạn có thể tham khảo qua.
Bước 1: Xác định vùng tích lũy và đặt ngưỡng hỗ trợ và kháng cự
- Xác định vùng tích lũy đi ngang trong biểu đồ giá. Vùng này sẽ là khu vực giá mà giá thường dao động trong một dải hẹp và không có xu hướng rõ rệt.
- Đặt ngưỡng hỗ trợ ở đáy của vùng tích lũy và đặt ngưỡng kháng cự ở đỉnh của vùng tích lũy.
Bước 2: Xác nhận Breakout
- Chờ cho đến khi giá vượt qua ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng và đóng cửa ngoài vùng tích lũy.
- Đóng cửa có nghĩa là giá đã xác định hướng đi mới và không quay lại vào vùng tích lũy.
Bước 3: Xác định điểm vào lệnh
- Sau khi Breakout được xác nhận, bạn có thể mở lệnh theo hướng xu hướng Breakout.
- Nếu Breakout tăng (giá vượt qua mức kháng cự), bạn có thể mở lệnh mua vào (long position).
- Nếu Breakout giảm (giá vượt qua mức hỗ trợ), bạn có thể mở lệnh bán ra (short position).
Bước 4: Đặt stop loss và mục tiêu lợi nhuận
- Đặt stop loss ngay sau điểm Breakout để bảo vệ vốn khỏi các biến động ngắn hạn.
- Xác định một mục tiêu lợi nhuận hợp lý dựa trên các mức hỗ trợ hoặc kháng cự tiếp theo sau vùng Breakout. Điều này giúp bạn xác định lợi nhuận mình có thể kiếm được.
Bước 5: Quản lý lệnh
- Theo dõi lệnh và đảm bảo tuân thủ các quy tắc quản lý rủi ro.
- Nếu giá không tiếp tục đi theo hướng Breakout và đóng cửa dưới mức hỗ trợ hoặc kháng cự, xem xét đóng lệnh để tránh tổn thất lớn.
Lưu ý:
- Các Breakout có thể gặp phải Breakout giả, vì vậy luôn luôn xác nhận sự di chuyển giá và đảm bảo xu hướng đã xác định trước khi mở lệnh.
- Các chỉ báo kỹ thuật khác có thể được sử dụng để hỗ trợ quyết định giao dịch, nhưng việc tùy chỉnh chiến lược dựa trên điều kiện thị trường cụ thể là quan trọng hơn cả.
Kết luận
Qua bài viết này các bạn đã có thể hiểu rõ Breakout là gì, các loại Breakout trên thị trường và nếu bạn có thể nhận biết được những cú Breakout này sớm thì bạn có thể thu về một khoản lợi nhuận rất lớn. Tuy nhiên bạn cũng cần phải cẩn trọng với những cú Breakout giả bởi nó cũng chính là con dao 2 lưỡi khiến bạn tổn thất nặng nền nếu nhận định sai và quản lí vốn không tốt.
Bạn có thể tìm hiểu thêm các chỉ báo cũng như kinh nghiệm giao dịch khác của bên mình để có một góc nhìn khách quan hơn và đưa ra những quyết định giao dịch sáng suốt nhất trong từng trường hợp.