Bollinger Band là gì? Xác định sự biến động với Bollinger Band

Bollinger Band là gì? Xác định sự biến động với Bollinger Band

Bollinger Band là gì? Một công cụ phân tích kỹ thuật biến biến phổ biến được sử dụng trong giao dịch để giúp các nhà đầu tư xác định sự biến động và đánh giá sự dao động của giá cả trên thị trường đó là Bollinger Band.

Vậy công cụ này là gì và các công dụng của nó như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Bollinger Band là gì?

Bollinger Band là một công cụ phân tích kĩ thuật giúp bạn nhìn ra những thay đổi giá nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn. Nó cũng giúp bạn xác định được những thời điểm có thể mua hoặc bán một cách tốt nhất.

Bollinger Band là gì?
Bollinger Band là gì?

Đây là một công cụ phân tích kĩ thuật rất linh hoạt và trực quan đối với nhiều trader.

John Bollinger đã tạo ra công cụ này vào năm 1983 với mục đích giúp nhà giao dịch đánh giá cách giá cổ phiếu thay đổi và mức độ biến động của chúng.

Dải Bollinger gồm ba dải: một dải ở giữa (dải trung bình động) và hai dải ở hai bên (dải trên và dải dưới). Dải trên và dải dưới được vẽ cách một khoảng cách nhất định từ đường giữa và khoảng cách này phụ thuộc vào mức độ biến động của giá cổ phiếu.

Nói một cách tổng quát là nếu giá cổ phiếu nằm gần dải trên hoặc dải dưới thì giá cổ phiếu có thể đang cao hoặc thấp so với mức bình thường.

Độ rộng giữa hai dải cũng cho thấy mức độ biến động của giá cổ phiếu, càng rộng thì giá cổ phiếu càng biến động và ngược lại.

Dải bollinger thường sử dụng đường trung bình động 20 kỳ, trong đó “khoảng thời gian” có thể là 5 phút, một giờ hoặc một ngày. Theo mặc định, các dải trên và dưới được đặt hai độ lệch chuẩn trên và dưới đường trung bình động.

Tuy nhiên, các nhà giao dịch có thể tùy chỉnh số lượng thời kỳ trong đường trung bình động cũng như số lượng độ lệch.

Dưới đây là hình biểu đồ chạy của dải bollinger trong suốt 20 ngày.

Cách sử dụng Bollinger Bands

Trước khi học cách sử dụng dải Bollinger, bạn cần lưu ý một vài điều:

  • Khi giá chạm vào dải trên, không có nghĩa là bạn nên bán tài sản đó ngay.
  • Tương tự, khi giá chạm vào dải dưới bạn cũng không có nghĩa là bạn nên mua cổ phiếu đó ngay.
  • Thậm chí người sáng tạo ra Bollinger Bands- ông John Bollinger, đã từng nói rằng việc giá chạm vào dải trên hay dải dưới không phải lúc nào cũng là dấu hiệu để mua hay bán cổ một cái gì đó.

Trong một xu hướng giá mạnh, dù là tăng hay giảm thì giá đều có thể chạm vào dải trên hoặc dải dưới nhiều lần liên tiếp. Điều này có nghĩa là giá có thể “đi theo” dải trên hoặc dải dưới.

Vì vậy, khi giá chạm vào dải trên hoặc dải dưới, thay vì mua hoặc bán ngay thì bạn có thể chờ và tìm hiểu thêm về hình dạng của biểu đồ giá.

Bạn có thể tìm kiếm những hình dạng biểu đồ như “double bottom- đáy kép”, “classic M top- đỉnh M cổ điển”, hoặc “three pushes to high – ba lần chạm đỉnh”.

Double bottom- Mô hình đáy kép

Mô hình “đáy kép” xuất hiện khi giá giảm xuống và sau đó tăng lên, rồi lại giảm một lần nữa về mức gần như thấp nhất trước đó và cuối cùng lại tăng lên.

Để nhận biết mô hình này, bạn hãy tìm xem khi nào giá  chạm vào dải dưới và đợi xem giá sẽ thay đổi như thế nào ở lần giảm tiếp theo.

Nếu giá tăng lên và gần dải giữa sau đó lại giảm một lần nữa nhưng vẫn ở trong dải dưới, suy ra giá có thể đang chuẩn bị tăng lên và đây là lúc tốt để bạn có thể mua vào.

Nếu không có Bollinger Band bạn có thể nghĩ rằng giá  đang trong xu hướng giảm, nhất là khi giá giảm thấp hơn lần đầu tiên. Nhưng nếu có Bollinger Band, việc giá giảm thấp hơn lần đầu tiên có thể chỉ là dấu hiệu cho thấy giá chuẩn bị sắp tăng lên.

Hình ảnh biểu đồ mô hình đáy kép:

The classic M top – Mô hình đỉnh M cổ điển

Mô hình “đỉnh M cổ điển” xuất hiện khi giá tăng lên một mức cao, sau đó giảm xuống do người chơi bán ra và cuối cùng lại tăng lên để kiểm tra xem giá có thể vượt qua đỉnh trước đó hay không.

Giá khi tăng lên lần thứ hai có thể cao hơn hoặc thấp hơn lần đầu tiên và khi quan sát thấy giá biến động như vậy, bạn có thể tự hỏi liệu giá đang trong xu hướng tăng mới hay đã đạt đến mức cao nhất có thể và Bollinger Band có thể giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Trong mô hình này khi giá tăng lên lần đầu, giá sẽ chạm vào hoặc vượt qua dải trên. Sau đó, giá sẽ giảm xuống gần dải giữa (đường trung bình động) và khi tăng lên lần thứ hai, giá sẽ chạm vào dải trên nhưng không vượt qua đường này.

Giá khi tăng lên lần thứ hai có thể cao hơn hoặc thấp hơn lần đầu tiên nhưng vì giá không vượt qua dải trên thì có thể là giá đang ở mức cao nhưng không cao hơn so với lần đầu. Đây là dấu hiệu cho chúng ta biết đây là lúc nên bán.

Hình ảnh này cho ta thấy trong mô hình “đỉnh M cổ điển” này giá khi tăng lên lần thứ hai có thể cao hơn lần đầu, nhưng vẫn không vượt qua dải trên.

Three pushes to high – Mô hình ba lần chạm đỉnh

Mô hình  thường xuất hiện như một dấu hiệu ban đầu của một quá trình đỉnh lớn hơn và kéo dài hơn.

Cách mô hình này hình thành thường như sau:

  • Lần tăng đầu tiên tạo ra một đỉnh mới vượt qua dải trên.
  • Lần tăng thứ hai tạo ra một đỉnh mới và chạm dải trên.
  • Lần tăng thứ ba tạo ra một đỉnh mới, nhưng lại nằm trong dải trên.

Trường hợp này có thể là một dấu hiệu cho thấy sức tăng trưởng của giá đang giảm và khi đó bạn cũng có thể nhận thấy rằng khối lượng giao dịch cũng đang giảm.

Hình này cho ta thấy khi đỉnh giá đầu tiên vượt qua dải trên, đỉnh giá thứ hai chạm vào dải trên, và đỉnh giá thứ ba nằm trong dải trên, thì mô hình “ba lần tăng tới đỉnh” đã được hình thành.

Báo hiệu sự bắt đầu hoặc kết thúc của xu hướng

Bollinger Bands có thể giúp chúng ta nhận biết khi một xu hướng mạnh đang dần kết thúc.

Những xu hướng mạnh, đặc biệt là những xu hướng phát triển sau khi phá vỡ một khoảng giao dịch sẽ dẫn đến sự mở rộng của biến động làm cho các dải ban đầu di chuyển ra xa nhau.

Điều này có nghĩa là trong một xu hướng tăng mạnh, dải dưới sẽ di chuyển xuống, đi ngược lại với xu hướng tăng. Khi dải dưới lại quay lên, có thể đó là dấu hiệu cho thấy xu hướng tăng đã kết thúc, ít nhất là trong một thời gian.

Một cách sử dụng khác của Bollinger Bands là dựa trên việc quan sát biến động giá thường sẽ trở lại mức trung bình, sau những giai đoạn biến động giá thấp thường sẽ là những giai đoạn biến động giá cao và ngược lại.

Khi các dải Bollinger hẹp lại, có nghĩa là biến động giá đang thấp. Nhưng vì biến động giá thường sẽ trở lại mức trung bình, các dải sẽ mở rộng ra báo hiệu một cú tăng giá mạnh có thể sắp xảy ra. Một cách đơn giản để nhận biết việc này là xác định khi nào các dải hẹp nhất trong vòng sáu tháng gần nhất.

Hình dưới đây cho thấy việc biến động giá thấp, có thể báo hiệu rằng biến động giá sắp tăng lên.

Nếu bạn muốn tham gia vào một tình huống giao dịch mà giá đang tăng nhanh, hãy xem xét đặt lệnh mua ở một điểm cao trên dải trên. Sau khi lệnh được thực hiện, bạn có thể đặt một điểm dừng ban đầu ở mức thấp nhất của đợt tăng giá hoặc dưới dải dưới.

Nếu bạn muốn bán cổ phiếu ngắn hạn, hãy xem xét đặt lệnh bán ở một điểm thấp hơn trong dải dưới cùng trong trường hợp tăng giá và khi lệnh được thực hiện, hãy xem xét đặt điểm dừng ban đầu ở mức cao nhất của đợt tăng giá hoặc trên dải trên.

Cuối cùng, để thu được lợi nhuận từ những biến động kéo dài, hãy xem xét thoát khỏi giao dịch khi giá tiếp cận dải dưới (nếu bạn đang giao dịch mua) hoặc dải trên (nếu bạn đang giao dịch bán).

Kết luận

Qua bài viết này chúng ta thấy được đây là một công cụ khá hữu dụng để theo dõi sự biến động của thị trường và xác định được một số khung ngắn để mua vào và bán ra.

Vì Bollinger Bands là một chỉ báo dựa trên giá trị, bạn có thể kết hợp chúng với các chỉ báo khối lượng để có sự hiểu biết sâu hơn, tuy nhiên không phải cái gì cũng chắc  chắn 100% nên bạn cần cân nhắc kĩ trước khi sử dụng Bollinger Bands để đặt một lệnh giao dịch.