Tâm lý thị trường là điều quan trọng ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư của tất cả chúng ta, đôi khi vừa cắt lỗ (cut loss) xong thì giá ngay lập tức tăng mạnh trở lại và phá vỡ nhiều vùng kháng cự trước đó khiến nhiều người tiếc nuối vì đã thực hiện lệnh bán.
Bear trap là một thuật ngữ để diễn tả điều này, thị trường sẽ có lúc có những vụ bear trap khiến cho nhiều người lo sợ và bán đi hết tài sản của họ, sau đó thì giá ngay lập tức bật lại.
Để tránh tình trạng này xảy ra bạn cần hiểu về bear trap và cách phòng tránh bẫy giảm giá bear trap thông qua nội dung dưới đây.
Nội dung chính
Bear Trap là gì?
Bear Trap hay còn gọi là “bẫy giảm giá” đây là một thuật ngữ được sử dụng trong thị trường giao dịch nhằm để mô tả sự sụt giảm giá ngắn hạn của một tài sản đang có hướng đi lên và nó được thiết kế để dụ các nhà đầu tư bán tài sản ở giá thấp. Sau đó, giá tài sản sẽ phục hồi trở lại và các nhà đầu tư sẽ mất một khoản lỗ đáng kể.
Bear Trap thường được tạo ra bởi các quỹ đầu tư lớn hoặc những người có nhiều tiền (giới siêu giàu), họ có khả năng làm ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường.
Họ tạo ra Bear Trap bằng cách bán một lượng lớn tài sản trong thời gian ngắn, điều này sẽ khiến giá cả trên thị trường bị sụt giảm nghiệm trọng. Sau đó, khi các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã bán hết thì họ sẽ bắt đầu mua lại với giá thấp hơn và kiếm được lợi nhuận từ đó.
Bear Trap là một trong số các mẫu hình khó lường trong thị trường và có thể gây rối cho các nhà đầu tư nhỏ và các trader giao dịch. Điều này sẽ rất nguy hiểm vì bạn có bị dụ bán ở giá thấp, vậy nên bạn cần phải nhận thức được rõ ràng là các khả năng sẽ xảy ra Bear Trap sẽ như thế nào và chỉ nên bán khi bạn tin rằng giá của chúng đã đạt đến mức thấp nhất
Nguyên nhân xảy ra Bear Trap?
Khi xảy ra Bear Trap thì thứ đang sợ nhất không phải là giá cả mà chính là tâm lý của các nhà đầu tư, lúc đó giá sẽ không ngừng biên động mạnh và làm các nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo vô tội vạ, vậy nên bạn cần phải xem xét những nguyên nhân yếu tố chính tại sao xảy ra Bear Trap như vậy
và đưa ra một kế hoạch phù hợp trong thời gian đó.
Nguyên nhân có thể dẫn tới Bear Trap có thể kể đến như:
- Do “cá mập” thao túng giá: Cá mập trên thị trường thường chỉ những tổ chức tài chính lớn như mình đã nói qua ở phần trên và họ có khả năng tác động mạnh mẽ đến biến động giá. Họ tạo ra Bear Trap bằng cách tạo ra các lệnh bán mạnh mẽ và tạo ra sự sụt giảm của thị trường. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ và thiếu kinh nghiệm thường bị đánh lừa và bán theo xu hướng giảm này. Các đội “cá mập” sau đó sẽ lợi dụng cơ hội để vào lệnh mua vào ở mức giá rẻ, gom hàng cho các đợt thao túng giá sau này
- Nhà đầu tư muốn chốt lời: Trong khi thị trường tăng giá kéo dài, sự tham lam và lo ngại về rủi ro có thể khiến nhiều nhà đầu tư nghĩ đến phương án chốt lời. Việc chốt lời một cách đồng loạt như vậy sẽ tạo nên một áp lực bán mạnh, làm giá giảm mạnh trong ngắn hạn
- Do các tin tức sự kiện bất ngờ: Bear Trap có thể hình thành từ những tin tức tiêu cực và được công bố một cách đột ngột. Ví dụ, tin tức về sự cố của một công ty lớn hay tin về thay đổi chính sách của ngân hàng trung ương hoặc có thể là các sự kiện quốc tế đột xuất có thể làm thị trường biến động mạnh và tạo ra hiệu ứng giảm giá. Tuy nhiên, sau khi phân tích và đánh giá lại tình hình, thị trường có thể sẽ hồi phục và tiếp tục xu hướng tăng trước đó
Các dấu hiệu này buộc bạn cần phải tìm hiểu thật kĩ dựa trên những yếu tố như phân tích kĩ thuật, sử dụng các loại chỉ báo và công cụ cũng như phân tích những thông tin một cách rành mạch xem cái nào đúng, cái nào sai để tránh rơi vào các bẫy Bear Trap như vậy.
Cách nhận biết Bear Trap
Nhận biết được Bear Trap là một điều không hề dễ dàng bởi bạn cần phải dựa trên nhiều yếu tố kĩ thuật, nếu bạn không biết cách phân tích một cách hợp lí thì những dấu hiệu trên có thể sẽ sai và bạn sẽ chịu lỗ trong khu vực đó.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận cơ bản để tìm ra Bear Trap, các bạn có thể tham khảo qua:
- Dựa vào khối lượng giao dịch: Khối lượng giao dịch là một yếu tố quan trọng để xác định xu hướng thực sự của thị trường. Khi các cặp tiền tệ đảo chiều, khối lượng giao dịch thường bắt đầu tăng lên. Tuy nhiên, nếu bạn thấy thị trường đổi hướng mà không có sự thay đổi rõ ràng trong khối lượng giao dịch, điều này có thể là một dấu hiệu của Bear Trap, và bạn cần phân tích kỹ khối lượng giao dịch trong thời gian này để tránh rơi vào các bẫy giảm giá.
- Dựa vào các tín hiệu phân kỳ: Phân kỳ là một trường hợp khi giá di chuyển theo một hướng, trong khi một số chỉ báo kỹ thuật di chuyển theo hướng ngược lại. Ví dụ, nếu giá tạo ra một đỉnh và đáy thấp hơn, nhưng chỉ báo RSI, MACD hay chỉ báo khác lại cho thấy tín hiệu tăng, bạn nên xem xét kỹ động thái giảm giá này, vì có thể đây sẽ là Bear Trap.
- Dựa vào các mức Fibonacci quan trọng: Fibonacci là một công cụ quan trọng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự. Trong một xu hướng đảo chiều, các mức Fibonacci thường bị phá vỡ. Nhưng nếu bạn thấy tín hiệu đảo chiều mà các mức Fibonacci vẫn được giữ nguyên, thì đây có thể là một dấu hiệu của Bear Trap. Bạn cần phải bình tĩnh để biết khi nào bạn nên giữ lại vốn và khi nào cần bán để tránh đầu tư vào thời điểm xu hướng giảm
- Tin tức và sự kiện thị trường: Theo dõi các thông tin và sự kiện có thể ảnh hưởng đến giá cả. Một tin tức tích cực hoặc thông tin tiêu cực có thể là nguyên nhân lớn tạo ra Bear Trap
Cách phòng tránh Bear Trap
Bear Trap mang lại rất nhiều những rủi ro cho bạn vì vậy bạn cần phải hiểu được rõ những yếu tố chính để tránh rơi vào Bear Trap và mất đi rất nhiều lợi nhuận. Dưới đây là một số những cách cơ bản giúp bạn có thể phòng tránh được Bear Trap.
- Hạn chế rủi ro: Tránh đầu tư quá lớn vào một giao dịch duy nhất và nên phân chia vốn thành nhiều phần nhỏ và đầu tư một phần nhỏ vốn vào từng giao dịch. Điều này giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của một giao dịch không thành công lên tài khoản giao dịch của bạn.
- Theo dõi tin tức và sự kiện: Cập nhật thông tin thị trường và sự kiện có thể ảnh hưởng đến giá cả. Tránh giao dịch trong những thời điểm có biến động mạnh do tin tức không lường trước.
- Học hỏi từ kinh nghiệm: Luôn học hỏi từ những giao dịch không thành công và xem xét lại chiến lược giao dịch của bạn. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về các lỗi và tránh tái diễn chúng trong tương lai
- Thận trọng với các tín hiệu đảo chiều: Tránh dựa quá mức vào các tín hiệu đảo chiều mà không có sự xác nhận từ các chỉ báo và mô hình khác.
- Tìm hiểu về biểu đồ và mô hình giá: Hiểu rõ các mô hình giá phổ biến và biết cách đọc biểu đồ để nhận biết các xu hướng và tín hiệu giao dịch tiềm năng.
Kết luận
Qua bài viết trên chúng ta đã hiểu được Bear Trap là gì và những cách có thể phòng tránh được Bear Trap, Bear Trap không chỉ là một cảnh báo quan trọng mà đây còn là một bài học cho những ai đã trải qua.
Bên cạnh Bear Trap bạn đôi khi cũng sẽ bắt gặp được Bull Trap khiến không ít người cũng bị mất tiền vì nghĩ rằng market sẽ tăng lên.
Hiểu rõ được Bear Trap và biết cách phòng tránh nó có thể giúp bạn tránh được những rủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận. Và trong thị trường này bạn hãy luôn ở trạng thái cảnh giác, phân tích cẩn thận và sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật, để tránh gặp những sai lầm không đáng có như là rơi vào các Bear Trap.